Thiền định và khoa học thần kinh

GNO - Trải nghiệm ánh sáng trong thiền định tương tự như những hình tượng gây ra bởi sự thiếu hụt cảm giác.

Những người thực hành thiền Phật giáo cho biết đã nhìn thấy quả địa cầu, đá quý và những ngôi sao nhỏ trong suốt quá trình ngồi thiền. Lời giải thích sinh học thần kinh cho những hình ảnh này là chủ đề của một nghiên cứu gần đây do Willoughby Britton, trợ lý giáo sư tâm thần học và hành vi con người, và Jared Lindahl, giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Cao đẳng Warren Wilson ở Bắc Carolina.

pink stardust.jpg
Những ảo giác thị giác gây ra do thực hành thiền định
cho thấy rằng thiền định có thể dẫn đến gia tăng hệ thần kinh

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology ngày 3-1, đã liên kết các miêu tả đầu tiên về những trải nghiệm ánh sáng và các báo cáo của họ từ kinh điển Phật giáo với các tài liệu khoa học về việc nhìn thấy ánh sáng tương tự xảy ra trong quá trình thiếu hụt cảm giác, cô lập tri giác và suy giảm thị lực.

Sự thiếu hụt cảm giác, hay sự thiếu đầu vào đối với giác quan của một người, và sự cô lập nhận thức, một hình thức đơn điệu của đầu vào, sinh ra những điểm tương đồng với việc thực hành thiền định nhất định và do đó có thể được sử dụng để điều tra sinh học đằng sau những trải nghiệm ánh sáng, Britton cho biết.

Thiền Phật giáo, Noah Elbot '14 cho biết, một lãnh đạo của Brown Meditation Community, bao gồm các hoạt động như nâng cao nhận thức hơi thở, sự lặp lại của một cụm từ cụ thể, hoặc tập trung vào một hình ảnh nhằm mang tâm đến hiện tại.

Bởi vì việc ngăn chặn các cảm giác đầu vào đều được tìm thấy trong cả hai việc thiếu hụt cảm giác và thiền Phật giáo, nên các tác giả đưa ra giả thuyết rằng những trải nghiệm ánh sáng có thể được gây ra bởi sự tự bắn của tế bào thần kinh nhằm đáp ứng lại với sự thiếu hụt đầu vào, một hiện tượng được gọi là hệ thần kinh cân bằng nội môi, Britton nói.

"Tế bào thần kinh có một điểm hoạt động mà chúng bắn vào", Britton cho biết. "Nếu không có đầu vào, các tế bào thần kinh sẽ không làm thế, và chúng bắt đầu bắn vào nhau, gây ảo giác".

Những ảo giác thị giác gây ra do thực hành thiền định cho thấy rằng thiền định có thể dẫn đến gia tăng hệ thần kinh, trong đó có liên quan đến việc cải thiện nhận thức trong học tập, trí nhớ và sự chú ý, theo nghiên cứu. Nếu giả thuyết này chứng minh sự thật, thiền định có thể có những lợi ích đáng kể về nhận thức.

Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên cố gắng liên kết dữ liệu từ văn bản lịch sử và các báo cáo đầu tay của những người tập thiền hiện tại với các nghiên cứu khoa học.

"Trong khi khoa học đang nghiên cứu thiền định như một cách để hiểu hơn về bộ não, nó thường bỏ sót nhiều thông tin phong phú mà các văn bản tôn giáo đã có", Lindahl nói. Nếu người ta xem xét thiền chỉ từ quan điểm khoa học thôi thì sự hiểu biết của họ sẽ bị hạn chế, ông nói thêm.

"Đây là một báo cáo tôn trọng những gì mà các ngành nhân văn có để cung cấp cho khoa học", Britton cho biết. Khi thiền định đang ngày càng được sử dụng như một thực hành lâm sàng thì thành tích to lớn về kiến thức thiền định không được thông báo cho các nhà khoa học và các bác sĩ sử dụng, bà nói thêm.

Kiểu nghiên cứu liên ngành này xếp cùng loại với các giá trị của Brown, Britton cho biết. "Cầu nối khoa học nhân văn (và) khoa học thực sự cần thiết cho nhiều cuộc đối thoại mới diễn ra".

Văn Công Hưng
(Theo The Brown Daily Herald)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày