GN - Nhiều thế kỷ qua, các nhà hiền triết Ấn Độ giáo và tu sĩ Phật giáo đã nhận diện tầm quan trọng và lợi ích sức khỏe khi một hành giả thực tập thiền đều đặn trong mỗi ngày. Hơn thế nữa, gần đây thiền được các nhà khoa học khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của các nước Tây phương.
Đặc biệt, hơn nhiều thập niên qua, những nghiên cứu cụ thể về thiền cho thấy rằng: những cá nhân có thể trải nghiệm những lợi ích thay đổi khác nhau trong cuộc sống của họ. Một ví dụ ở tâm thần học, nhà nghiên cứu Elizabeth Blackburn - người được vinh danh trong giải thưởng Nobel sinh vật học đã chứng minh rằng thiền có khả năng thực tế làm giảm quá trình lão hóa.
Ở mức độ cảm xúc, John Kabat-Zinn, người thành lập và giám đốc chương trình thiền chánh niệm để làm giảm căng thẳng tinh thần (viết tắt là MBSR) ở Trường Đại học Massachusetts, đã một lần nữa xác nhận rằng thực tập thiền có khả năng làm giảm mức căng thẳng của từng cá nhân. Và dựa trên mức nhận thức, các nhà nghiên cứu lừng danh ở Trường Đại học Harvard khẳng định rằng sự hành trì thiền thường xuyên sẽ làm phát triển độ dày trong diện tích vỏ não, điều đó đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta nâng cao trí nhớ và kiến thức.
Sự thực của thiền không rời xa những thực tế để phát triển gốc rễ tâm linh - Ảnh minh họa
Nếu như bạn đang có khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì việc thực tập đều đặn, hãy tìm những giá trị thiết thực nhất của thiền - có thể mang đến cho tự thân thêm nhiều động lực để hành trì hơn. Tuy nhiên, nếu như đã nhận diện lợi ích thiết thực của thiền định trước khi khoa học đưa ra những chứng minh trên, nhưng vẫn chưa có động lực để thực tập, điều đó bạn không nên lo lắng vì đó là một tin tức tốt lành.
Sự thực của thiền không rời xa những thực tế để phát triển gốc rễ tâm linh, nó có thể giúp chúng ta đạt được thành quả của cá nhân, trong khi đó những nghiên cứu về thiền chỉ đưa ra số liệu và lợi ích trên phương diện sức khỏe và trạng thái của tinh thần.
Chúng ta có thể khám phá nguyên lý rồi đưa ra những lý do sắc bén, lý giải tại sao thiền học là một nguyên tắc căn bản để phát triển nhân cách đạo đức, tán thán những vị hiền triết và tu sĩ có trí tuệ siêu việt, thêm vào đó là những vị có kinh nghiệm sâu sắc về thiền.
Thiền cải thiện về định và tính hiệu suất
Để đạt được những mục đích, bạn sẽ phải tập trung năng lực vào cả mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn. May thay, một trong hai yếu tố của thiền là sự định tĩnh, và việc hành trì thường xuyên, bạn có thể cải thiện khả năng tập trung để tìm ra hướng giải quyết tối ưu cho kết quả mong muốn nhất.
Hơn thế nữa, nó còn giúp nâng cao sự chú ý trong các nhiệm vụ quan trọng, năng suất trong công việc của bạn chắc chắn sẽ được tăng cường như ý muốn. Swami Vivekananada - người đưa tôn giáo cổ xưa nhất đến với Mỹ năm 1893, cũng là người am hiểu sâu sắc về thiền nói rằng: “Dòng chảy liên tục của tâm trở nên được kiểm soát ổn định là do sự hành trì ngày này qua ngày khác, và tâm đạt được năng lực vững vàng của định”.
Thiền cải thiện về chánh niệm và tính linh hoạt
Yếu tố cốt lõi thứ hai của thiền là chánh niệm, sự có mặt trong giây phút hiện tại, giúp cho chúng ta đạt được những mục đích quan trọng của cuộc đời. Dành thời gian cho việc thực tập thiền cố nhiên sẽ cải thiện khả năng chánh niệm của bạn. Và một khi điều này xảy ra, bạn sẽ có thể tự khám phá và thay đổi các nhận thức, hành vi sai lầm làm cản trở con đường hướng tới thành công. Nếu như không xây dựng năng lượng chánh niệm, nhiều hành vi và tri giác sai lầm sẽ làm chướng ngại cho sự tiến bộ của bạn bởi vì những hạt giống tiêu cực đó đang tiềm ẩn trong tàng thức của bạn.
Ngoài ra, bằng cách nhận diện những dữ liệu thông tin mà không có sự chấp thủ về cảm thọ và cảm xúc, bạn sẽ trở nên linh hoạt trong việc chuyển hóa những tính cách của cá nhân và dễ dàng hơn khi thay đổi những niềm tin, hành vi và cách suy nghĩ sai lạc. Một thiền ngữ Phật giáo cho biết, bằng cách thiền định thường xuyên, chúng ta có thể là chủ nhân của tâm hơn là bị nô lệ bởi tâm.
Thiền cải thiện tính sáng tạo
Thông thường khi theo đuổi thành công, mỗi cá nhân trở nên cứng nhắc trong những phương pháp tiếp cận, mà điều đó là sự cản trở để họ có thể đạt được mục tiêu hiệu quả nhất có thể. Thực hành thiền định không chỉ làm tăng khả năng định hướng chiến lược cho sức mạnh bên trong, mà còn giúp ta xúc chạm những nguồn tri thức, sáng tạo mới mà trước đây chưa được khai thác.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thực tập thiền thường xuyên sẽ giúp có năng lượng giải quyết các vấn đề và có thể khái niệm hóa cái ý niệm mới lạ. Hơn thế nữa, thiền định tự nhiên sẽ làm giảm những hành vi tập quán bất thiện và sẽ mở tâm trí của chúng ta với đời sống hạnh phúc mới.
Eckhart Tolle, một trong nhà văn tinh thần có ảnh hưởng nhất trong nền văn học hiện đại nói với chúng ta rằng: “Trí thông minh khai thác nơi sự tĩnh lặng, và nó là nơi sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề được tìm thấy”.
Thiền giúp thiết lập mối quan hệ
Hiếm khi một cá nhân nào đó gặt hái thành công mà không có sự giúp đỡ của người khác. Trên con đường hướng đến thành công, chúng ta cần phải xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ bằng chất liệu của tình thương, chân thật và sự bao dung vĩ đại trong truyền thông đại chúng.
May thay, thiền tập có thể giúp chúng ta kết nối với người khác bằng những tín hiệu truyền thông một cách tự nhiên nhất. Từ khi thiền được biết đến rộng rãi như một phương pháp trở về với giây phút hiện tại, những cá nhân thực tập thiền đều đặn có sự kết nối truyền thống tốt nhất với người khác ngay thực tại. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy rằng thiền có thể nâng cao khả năng trong việc kiểm soát cảm xúc, giúp phát triển kỹ năng quan trọng trong giao tiếp như sự đồng cảm, niềm vui, bình an và hạnh phúc thiết thực trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp.
Thiền giảm lượng giấc ngủ chúng ta cần
Thực tế cho thấy một người đang theo đuổi giấc mơ, thì họ thường thờ ơ đến giấc ngủ bằng cách làm việc hướng đến mục tiêu hoặc lo lắng đến những quá trình họ đang tiến hành. Trong khi một ai đó ngủ ít sẽ bị khuyến nghị cho việc ngủ không đủ giấc, thiền định đã được chứng minh là cải thiện giấc ngủ cho từng cá nhân và thậm chí còn giảm bớt nhu cầu của họ về nó.
Sử dụng những kỹ thuật khoa học hiện đại về thần kinh học đã cho ta thấy rằng những làn sóng não bộ của những cá nhân trong lúc thiền định đang hoạt động tương tự như những người ngủ sâu. Ngoài ra, người ta tin rằng thiền định làm tăng sự tỉnh táo và năng lượng tự nhiên.
Thiền đưa chúng ta đến mục tiêu thiết thực và ý nghĩa
Có lẽ giá trị thiết thực nhất khi ứng dụng thiền vào nguyên tắc căn bản cho sự thành công là để giúp chúng ta phân biệt mục đích ý nghĩa từ bên ngoài cho đến hạnh phúc đích thực bên trong. Phật giáo và Ấn Độ giáo thực tập thiền như một phương tiện để khám phá trí tuệ tâm linh, bằng cách ứng dụng thiền cho việc thoát ra các mục tiêu được tạo dựng trong điều kiện xã hội và quảng cáo. Thay vào đó họ vận dụng thiền để tìm con đường hạnh phúc đích thực. Cố nhiên, khi một ai đó nhận diện sâu sắc giá trị tâm linh trong con đường đi đến chủ nghĩa vô ngã, vô thường, họ sẽ tự nhiên xây dựng một con đường riêng để mang đến cho họ những gì thực sự muốn thực hiện.
Trong nhiều thập niên qua, đã có một nhận thức sai lầm trong thế giới của tâm lý học tự thân và phát triển cá nhân nhận định rằng, thiền là phương pháp kém hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm. “Làm sao một ai đó có thể đạt được những điều tuyệt vời chỉ dành thời gian chỉ 20, 30 và thậm chí 60 phút mỗi ngày chỉ ngồi?”. Họ có thể hỏi, sự thật những người tìm đến thành công hoặc không đều có thể sử dụng thiền như một công cụ căn bản không chỉ cải thiện về tâm lý, vật lý, và trạng thái hạnh phúc mà còn đạt được nhiều thứ không tưởng khác.
Nếu bạn nghiêm túc cho việc thành công, bạn nên lắng nghe những vị thiền sư và bắt đầu dành thời gian hợp lý cho việc thiền tập. Cuối cùng, xin chia sẻ đến bạn một câu trích dẫn từ Lama Sogyal Rinpoche: “Món quà của việc học thiền là món quà lớn nhất mà bạn có thể ban cho chính mình trong cuộc đời này”.
Thích Châu Viên
(chuyển ngữ từ pickthebrain.com)