Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8-Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
Năm Hòa thượng vừa lên 7 tuổi, xuất gia tại chùa Phước Hậu. Sau đó, Hòa thượng được gởi đến chùa Đông Phước, làng Đông Thành, quận Cái Vồn (hiện giờ là quận Bình Minh), cầu pháp với tổ Khánh Anh được hiệu là Hoàn Tuyên. Năm 1931, tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế Trà Ôn và khai gia giáo nơi đây. Năm ấy, Hòa thượng đã 14 tuổi, nhập chúng tu học tại chùa này 3 năm.
Phật tử vân tập
Đầu mùa hạ năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Hòa thượng xin nhập học tại đây, lúc đó được 17 tuổi và ngay năm ấy, Hòa thượng thọ giới Sa-di. Từ đây Hòa thượng chính thức vào Phật học đường sống theo nếp mẫu mực đạm bạc của đời Tăng sinh tươi trẻ. Sau 3 năm mãn lớp Sơ đẳng nơi đây, Tăng sinh muốn tiến lên phải vận động ra Huế học và Hòa thượng khăn gói lên đường với các pháp hữu: Thiện Hòa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện, Bửu Ngọc, Giác Tâm khi được 20 tuổi. Ngót tám năm dài (1938 - 1945), quý Ngài chịu nhọc nhằn cần mẫn học tập ở đất Thần kinh khi trở về mang một hoài bão "Hoằng pháp lợi sinh", để rồi miền Nam bừng sáng do các Ngài mồi ngọn đuốc từ chốn cố đô.
Từ năm 1945 Hòa thượng hợp tác cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang, tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, quận Trà Ôn trong điều kiện vừa lo dạy học, vừa lo đối phó với hoàn cảnh.
HT. Thích Nhật Quang tuyên đọc tiểu sử cố HT. Thích Thiện Hoa
Đầu mùa Xuân năm 1953, Hòa thượng cùng tám đệ tử mang hành lý đến Phật học đường Nam Việt (trong số đó có HT. Thích Thanh Từ bây giờ) và được cử giữ chức vụ Trưởng ban Giáo dục Giáo hội Tăng già Nam Việt kiêm Đốc giáo Phật học đường Nam Việt và chức Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Tăng già Nam Việt.
Với trách nhiệm đốc giáo Phật học đường Nam Việt, Hòa thượng đã tận tâm giảng dạy cho hai lớp Cao đẳng và Trung đẳng nơi đây. Đồng thời, Hòa thượng cũng dạy lớp Trung đẳng Ni chúng mở tại chùa Từ Nghiêm, sau dời về Phật học Ni trường Dược Sư.
Đến năm 1957, Hòa thượng lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Đích thân Hòa thượng huấn luyện Tăng Ni sinh tại các Phật học đường để trở thành những giảng sư thật sự. Đồng thời, Hòa thượng cũng huấn luyện các vị trụ trì Tăng Ni đều có thể thành giảng viên trên lãnh vực của mình và đi diễn giảng các nơi khác.
Ấn tống kinh sách nhân lễ tưởng niệm
Chẳng những đào tạo Tăng Ni, Hòa thượng còn huấn luyện số cư sĩ đã chịu khó theo học các lớp giảng tại chùa Ấn Quang, khả dĩ đi diễn giảng các nơi được. Hòa thượng mở các lớp giảng cho cư sĩ tại chùa Ấn Quang (trụ sở GHTGNV) và chùa Phước Hòa (Bàn Cờ) sau dời về chùa Xá Lợi (trụ sở Hội PHNV) hằng tuần vào chiều chủ nhật. Chương trình Học Phật Phổ Thông do Hòa thượng chủ trương được một số chư Tăng góp sức lần lượt ra đời.
Năm 1956, sau cuộc Đại hội kỳ hai của Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Sài Gòn, Hòa thượng lại giữ chức vụ Ủy viên Hoằng pháp Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức phát thanh Phật giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn.
Từ năm 1953 đến năm 1965, Hòa thượng soạn xong 12 khóa Phật học Phổ thông, hay gọi là Cây thang Giáo lý. Hòa thượng còn soạn Bản đồ tu Phật (10 tập), Duy Thức học (6 tập), Tám quyển sách quý: Tu tâm, Dưỡng tánh, Nhơn quả Luân hồi, Ngũ đình Tâm quán, Tứ Diệu đế, Từ bi trong Đạo phật, Chữ hòa trong đạo Phật và Năm yếu tố Hòa bình.
Thọ trai
Hòa thượng còn biên dịch các bộ kinh: Đại cương kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Kinh Kim Cang, Tâm Kinh, Luận Đại Thừa Khởi Tín, Luận Nhơn Minh… và chủ trương một Phật học Tòng thư phân làm 8 loại: Phật Học Phổ Thông 12 khóa, Bản đồ tu Phật 10 tập, Duy Thức học 6 quyển, Phật học Giáo khoa các trường Trung học Bồ Đề từ đệ Thất đến đệ Nhất, Giáo lý dạy Gia đình Phật tử, Nghi thức tụng niệm, Tạp luận, Sự tích...
Thời pháp nạn dưới trào Ngô 1963, Hòa thượng đã tích cực tranh đấu cho Đạo pháp, lãnh chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Cuộc tranh đấu được thành công, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời. Nhiệm kỳ thứ nhất của Viện Hóa đạo, Hòa thượng nhận chức Đệ nhất Phó Viện trưởng, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự.
Sau pháp nạn 1966, Hòa thượng đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trong nhiệm kỳ này, con thuyền Phật giáo Việt
Đến nhiệm kỳ III (1968) của Viện Hóa đạo, Hòa thượng cũng được toàn thể đại biểu trong nước bỏ thăm lưu nhiệm. Thời gian này bịnh tình của Hòa thượng càng ngày càng tăng, mà trách nhiệm của Giáo hội lại càng nặng nề. Từ năm 1964 đến năm 1972, mọi Phật sự đáng kể ở miền
Hòa thượng khởi bệnh từ tối đêm 17 tháng 11 năm Canh Tý, sau ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà, Ngài được đưa vào bệnh viện Đồn Đất điều trị. Sau khi giải phẫu, bệnh của Hòa thượng càng ngày càng nhẹ. Bất thần, ngày 17 tháng 12 âm lịch, Hòa thượng trở bệnh và đã an lành viên tịch vào sáng ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý nhằm ngày 23 tháng giêng năm 1973, thọ 55 tuổi và được 26 tuổi hạ.
Tại lễ tưởng niệm, Thiền sư Thích Thanh Từ cùng chư Tăng Ni, Phật tử đã niêm hương cúng tổ, ôn lại quá trình xuất gia, tu tập và hành đạo của cố HT. Thích Thiện Hoa.
Cũng trong thời gian này, tại Thiền viện Trúc Lâm – TP. Đà Lạt, chư Tăng Ni và Phật tử đồng tổ chức lễ húy ký cố HT. Thích Thiện Hoa trong nghiêm và trọng thể.
Giác Ngộ Online kính giới thiệu một số hình ảnh tiếp theo về lễ tưởng niệm tại Thiền viện Thường Chiếu - Đồng Nai:
Các hình ảnh về lễ tưởng niệm tại Thiền viện Trúc Lâm - TP. Đà Lạt: