Thiếu selenium nguy hiểm sức khỏe thế nào?

GNO - Tình trạng thiếu selenium không được đề cập nhiều như thiếu các vitamin D và vitamin nhóm B. Tuy vậy, selenium cũng có vai trò thiết yếu với nhiều chức năng của cơ thể như tổng hợp DNA, miễn dịch, nội tiết, trao đổi chất và tim mạch.

hat huong duong - selenium.jpg

Hạt hướng dương nằm trong số các thực phẩm giúp cung cấp selenium cho cơ thể

Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ về Dưỡng chất từ Chế độ ăn khuyến nghị: trẻ 14 tuổi trở lên và người trưởng thành mỗi ngày cần bổ sung 55 mcg selenium; mức 60 mcg đối với thai phụ và 70 mcg đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Một số người nhạy cảm với tình trạng thiếu selenium hơn, so với người khác. Thai phụ thiếu selenium có thể sẩy thai, các cơ quan của thai nhi bị phá hủy hay trẻ sơ sinh nhẹ cân. Thiếu selenium cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Vì cơ thể không thể tự sản xuất loại khoáng chất này, hấp thu selenium từ thực phẩm là cách tốt nhất, chứ không phải từ các chế phẩm bổ sung vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc - theo Wellness Mama.

Chỉ thiếu selenium không gây ra các bất ổn sức khỏe. Thiếu selenium và đồng thời các dưỡng chất khác sẽ gây ra các biểu hiện nhất định.

Thông thường, tình trạng thiếu selenium phổ biến ở các đối tượng: người điều trị thận nhân tạo, người dương tính với HIV, người có chế độ ăn không lành mạnh với nhiều thực phẩm chế biến công nghiệp vốn thiếu selenium.

Thiếu selenuim làm phát sinh các quá trình sinh hóa khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những thay đổi trong cơ thể, gây ra bệnh tật.

Thiếu selenium có thể gây các bất ổn như: bệnh về cơ tim (bệnh Keshan), tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do chức năng tuyến giáp suy giảm; đầu óc không tỉnh táo, hay quên (người cao tuổi thiếu selenium gây giảm khả năng tư duy); giảm chức năng miễn dịch (các bệnh truyền nhiễm và các vi khuẩn bất lợi trở nên nguy hiểm hơn khi cơ thể thiếu selenium - có thể gây suy thận, khó thở và bất ổn tim mạch).

Các chuyên gia nhấn mạnh nên hấp thu selenium từ thực phẩm qua chế độ ăn thay vì bổ sung qua các chế phẩm bổ sung để tránh ngộ độc. Chỉ cần có chế độ ăn cân bằng, bạn có thể tránh được nguy cơ ngộ độc này.

Một số thực phẩm có chứa selenium là: phô mai, trứng, gạo lứt, hạt hướng dương, các loại nấm, yến mạch, bông cải xanh, cải bó xôi, đậu lăng, hạt điều, chuối, sữa và sữa chua,…

Các biểu hiện hấp thu quá nhiều selenium từ chế phẩm bổ sung thường thấy: tóc và móng giòn, dễ gãy; da nổi mẫn, tiêu chảy, nôn ói, răng ố màu, hơi thở có mùi hôi và cáu gắt, khó chịu.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày