Thủ tướng Ấn Độ thăm chùa cổ ở Nhật Bản

GNO - Trong ngày thứ hai của chuyến thăm Nhật của mình - Chủ nhật, 31-8, Thủ tướng Narendra Modi đã đến viếng 2 ngôi chùa cổ nổi tiếng: Toji và Kinkaku-ji; đồng thời dâng lời cầu nguyện cùng với người dân và khách du lịch.

Ông bắt đầu ngày của mình với chuyến viếng thăm ngôi chùa cổ Toji, được lấy cảm hứng từ bộ ba Brahma, Vishnu, Mahesh của triết học Hindu.

japan4_083114114407.jpg


Thủ tướng Ấn Độ - ông Modi (áo trắng) thành kính lễ Phật từ bên ngoài chánh điện

Ông đã cùng với người đồng cấp - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hành hương quanh ngôi chùa nổi tiếng vốn là một di sản thế giới của UNESCO.

Theo đó, ông Modi ở lại khuôn viên chùa trong khoảng nửa giờ để hỏi về lịch sử của ngôi chùa Phật giáo thế kỷ thứ VIII này.

Thầy trụ trì Mori đã đưa Thủ tướng thăm xung quanh ngôi chùa bằng gỗ bao gồm khu tháp chính 5 tầng.

"Tôi là Modi, còn thầy là Mori", ông nói vui với trụ trì Yasu Nagamori sau khi đọc tên trên chứng minh thư của mình.

Ngôi tháp chính cao 57 mét trở thành ngôi chùa cao nhất ở Nhật Bản và đã trở thành một biểu tượng của cả chùa chiền và Kyoto, vì từ đây có thể nhìn thấy được nhiều nơi trong thành phố và ngược lại.

Trong khi rời khỏi chùa, ông Modi cảm ơn ông Abe vì đã đi đến chùa và dành thời gian ở cùng với mình.

Về phần mình, ông Abe nói với ông Modi rằng đây là lần thứ hai ông đến thăm chùa Toji, lần cuối cùng là khi ông còn là một sinh viên.

Thủ tướng Nhật Bản đã đặc biệt đến đây từ Tokyo để gặp ông Modi và đi cùng với ngài.

Thầy Hasi, người cũng đi theo với ông Modi tại chùa Toji, cho biết: "Chúng tôi vui mừng khi Thủ tướng Ấn Độ đến thăm chúng tôi. Đó là niềm tự hào cho nhà chùa. Ngài có 1 quả tim tuyệt vời".

japan3_083114114407.jpg


Thủ tướng Ấn Độ tỏ ra rất hoan hỷ khi được tới thăm hai ngôi chùa cổ của Nhật Bản

Trước đó, một số người Ấn Độ đã mang cờ tập trung tại chùa để gặp ông Modi, người đã đi và bắt tay với đám đông đầy phấn khích.

Sau Toji, ông Modi đến chùa mạ bằng vàng lá Kinkaku-ji. Hình thức hiện tại của ngôi chùa được dựng lên từ năm 1955 - năm năm sau khi bản gốc từ thế kỷ XIV bị đốt cháy.

Ông đã cầu nguyện tại chùa và sau đó đi vòng quanh hồ cũng như khu vườn xung quanh, đồng thời hỏi về lịch sử của ngôi chùa.

Khi đi quanh khuôn viên chùa, ông cùng trộn lẫn với khách tham quan và chụp ảnh cùng với một vài người trong số họ.

Văn Công Hưng (Theo India Today)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày