Thủ tướng mừng Tết cổ truyền với chư Tăng, đồng bào Khmer

GNO - Sáng nay, 6-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự họp mặt nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại TP.Cần Thơ do Ủy ban dân tộc và UBND TP tổ chức với sự tham dự của đại biểu từ các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long.

139816858.jpg


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi chư Tăng Nam tông Khmer - Ảnh: chinhphu.vn

Cùng dự họp mặt với Thủ tướng còn có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai, Chủ tịch UBTƯ MTTQVN... và 500 đại biểu người dân tộc Khmer, những cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực tại 17 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ.

Tại đây, Thủ tướng Chính phủ đã khích lệ tinh thần bà con dân tộc Khmer, kêu gọi đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, đoàn kết.

Thủ tướng cũng biểu dương quý sư sãi - tu sĩ Phật giáo người Khmer và mong muốn quý sư sãi hoạt động Phật sự theo tinh thần Hiến chương của Giáo hội Phật giáo VN, tiếp tục cùng bà con dân tộc Khmer chung sức chung lòng xây dựng đất nước.

Thay mặt quý sư sãi và bà con dân tộc Khmer, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN đã phát biểu cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chính quyền các cấp đến đời sống tinh thần, vật chất của bà con người Khmer.

Tại sự kiện họp mặt trọng thể này, Thủ tướng đã trao quà cho các đại biểu trong bầu không khí ấm áp đầu năm mới của người Khmer.

Được biết, Chôl Chnăm Thmây (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng với việc tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.

Nguyễn Thành Công

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày