Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn

Chỉ còn 5 ngày nữa, Đại Lễ Phật Đản Liên hiệp quốc 2008 - PL.2552 sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội. Hòa cùng niềm vui chung của hàng triệu con tim của thiện nam tín phật tử nói riêng, người dân trên khắp đất nước nói chung, Tăng Ni Phật tử Thừa Thiên Huế đang náo nức chuẩn bị tổ chức một Đại lễ Phật đản trang nghiệm và trọng thể

Đại lễ Phật đản tại Huế sẽ tổ chức từ ngày 12 đến ngày 19/05 với thời gian chương trình lễ hội như sau:

8.4 Mậu Tý 06 giờ 30 Lễ mộc dục tại Lễ đài Diệu Đế 
(12-5-2008) 14 giờ 00 Khai kinh tại Tổ đình Từ Đàm
15 giờ 00 Đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Thành phố
16 giờ 00 Đặt vòng hoa tại Đài Thánh Tử Đạo
19 giờ 00 Thắp sáng Hoa sen trên sông Hương (Phu Văn Lâu)
20 giờ 00

Văn nghệ tại Lễ đài Thương Bạc

9.4 Mậu Tý 17 giờ 00 Cử hành Lễ cầu nguyện tại Lễ đài Thương Bạc
19 giờ 00 Văn nghệ tại Hương Trà (Thị trấn Tứ Hạ)
10.4.Mậu Tý      16 giờ 00 Khai mạc triển lãm tranh tại TTVH Liễu Quán, ảnh thể loại panorama đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu-Huế
(14.5.2008) 19 giờ 00 Văn nghệ tại Hương Thủy (Nhà VH huyện, thị trấn Phú Bài)
20 giờ 00 Thuyết giảng tại Lễ đài Thương bạc
11.4.Mậu Tý 19 giờ 00 Văn nghệ tại Phú Vang (Thị trấn Thuận An)
(15.5.2008) 20 giờ 00

Trình diễn nhã nhạc tại Lễ đài Thương Bạc

12.4.Mậu Tý   16 giờ 00 Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay tại TT. Festival (12-13-14-15)
(16.5.2008)  19 giờ 00 Văn nghệ tại Từ Đàm
20 giờ 00  Thuyết giảng tại Lễ đài Thương Bạc
13.4.Mậu Tý  17 giờ 00 Khai mạc thuyền hoa, xe hoa tại Phu Văn Lâu

(17.5.2008) 

18 giờ 00

Lưu diễn xe, thuyền

14.4. Mậu Tý 16 giờ 00 Lễ rước Phật cầu nguyện hòa bình thế giới
(18.5.2008)     Xe hoa, thuyền hoa đứng yên trên lộ trình rước Phật để cúng dường
15.4. Mậu Tý  06 giờ 00 Cử hành Lễ chính thức Phật đản PL 2552 tại Từ Đàm
(19.5.2008)  18 giờ 00 Lưu diễn xe hoa, thuyền hoa

Chương trình khai- tụng kinh Pháp Hoa, Lễ Mộc Dục và Cử hành nghi lễ cúng dường ngày Khánh Đản sẽ đồng loạt cử hành tại 8 huyện và Thành phố Huế gồm 19 lễ đài chính cúng dường Đại lễ Phật đản. Là tâm điểm của tuần lễ Phật đản, Thành phố Huế có 3 lễ đài chính tại: chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế và Thương Bạc.

Nhằm mục đích chuyển tải thông điệp hòa bình của Đức Phật đến với cộng đồng và thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, các Lễ đài sẽ được trang trí Tôn nghiêm nhưng không kém phần lộng lẫy đầy tính nghệ thuật văn hóa và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Hiện nay các lễ đài đã được thiết trí và đến ngày 07/4. Mậu Tý (11/5/2008). Tại các đơn vị NPĐ và tư gia tùy theo nhu cầu thực tế đều có thiết trí Lễ đài, hương án cúng dường.

Riêng vấn đề Lễ Rước Phật: Hằng năm đều có lễ rước bắt đầu từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm được thực hiện bằng xe hoa, nhưng trong Đại lễ Phật đản Pl.2552 này, đoàn rước Phật sẽ đi bộ, Tham gia đoàn rước được huy động từ 5 đến 7 ngàn đạo hữu Phật tử và khoác đồng phục. Trên tuyến đường rước Phật, trang trí 7 vòm hoa sen (dự kiến 4.200 hoa sen). Hàng cây hai bên con đường rước Phật sẽ được trang trí lồng đen hoa sen, cờ hoa, pa-nô, áp-phích. Lễ rước Phật sẽ được diễn vào tối ngày 14.4.Mậu Tý (18/05/2008).

Theo chương trình của Đại lễ, vào hai đêm 13&15.4.Mậu Tý (17&19/05/2008), sẽ diễn ra lễ diễu hành xe hoa của trên 70 chiếc xe hoa của các Ban, Ngành trực thuộc Ban Trị sự và các khuôn hội, NPĐ, Hội chúng, Đạo tràng, Học Viện PGVN tại Huế, Trường TCPH, xe hoa được bài trí họa tiết hoa văn đặc sắc với nhiều nội dung chủ đề khác nhau sẽ diễu hành các tuyến đường Bắc và Nam thành phố Huế. Riêng các đơn vị huyện, xe hoa sẽ diễu hành vào đêm 13/5.Mậu Tý (17/5/2008), sau đó là tham gia diễu hành chung vào đêm Rằm (19/5/2008) Trên Sông Hương sẽ thiết trí 7 hoa sen nổi trên dòng sông Hương ( đoạn từ cầu Phú Xuân- Bạch Hổ), đường kính của mỗi hoa sen hơn 7 mét, chiều cao của mỗi hoa sen lên đến 3,2 mét, tượng trưng cho 7 bước đi của đức Phật khai mạc vào đểm 8.4.Mậu Tý (12/5/2008) và thắp sáng trong suốt tuần lễ Phật đản, 20 chiếc thuyền hoa diễu hành trên sông với các hoạt động thả đèn hoa đăng và các lễ nghi Phật giáo.

Nhằm xiển dương giáo lý từ bi và trí tuệ của Đức Phật góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc thanh bình; năm nay các hoạt động lễ hội không chỉ bó hẹp ở chốn Thiền môn mà được đưa đến với cộng đồng, sẽ thu hút được sự tham gia ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài lịch trình thuyết giảng tại các đơn vị huyện giáo hội, các đạo tràng, NPĐ thì tại Lễ đài ở công viên Thương Bạc sẽ liên tếp diễn ra các buổi thuyết giảng của các pháp sư về giáo lý Phật đà và các giáo sư thuyết trình về vấn đề xã hội, sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, các hoạt động văn nghệ mang tính chất đại chúng cũng được song song tiến hành khắp tỉnh Thừa Thiên Huế qua 5 tụ điềm khác nhau với nhiều tiết mục đặc sắc hấp dãn về hình thức lần nội dung do các ca sĩ chuyên và không chuyên cùng GĐPT biểu diễn trong 4 đêm liên tục từ ngày 8-12.4.Mậu Tý (12-16/05/2008); ngoài ra còn có chương trình múa lục cúng hoa đăng phối hợp nhã nhạc cung đình Huế công diễn tại Công viên Thương Bạc

Chương trình còn có cuộc triển lãm triển lãm tranh Panorama với chủ đề: "Việt Nam Danh Lam Thắng Cảnh" của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thịnh và Thuý Hồng, bố trí hai bên con phố đi bộ đườngNguyễn Đình Chiểu, mỗi bức ảnh được trình chiếu qua màn hình lớn hai mặt, người xem sẽ thẩm thấu, thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh tín ngưỡng văn hóa du lịch của đất nước thân yêu. Cạnh đó là những bức tranh giàu chất nghệ thuật và phong cách Phật giáo cùa các họa sĩ gia Vình Phối, Pạhm Đăng Trí, Phan Xuân Sanh, Nguyễn Tư Trừng.. được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán – 15A Lê Lợi bên những cổ vật của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn là cho con người cảm thấy nhẹ nhàng sảng khoái tâm hồn.

Và lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Thừa Thiên một "Hội chợ Văn hóa ẩm thực chay" được tổ chức, nhằm giới thiệu ẩm thực chay của Huế tại Trung tâm dịch vụ di lịch Festival, qua đó giới thiệu những nét văn hóa, tính thẩm mỹ của ẩm thực chay đất Cố đô do quý sư cô của Ni bộ Bắc tông Thừa Thiên Huế đảm trách.

Song song với hoạt động của giáo hội là những hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động từ thiện sẽ diễn ra.

Với chương trình tổ chức quy mô, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 PL.2552 tại Thừa Thiên Huế hứa hẹn thành công tốt đẹp và sẽ trở thành một lễ hội truyền thống hằng năm của quần chúng với mục đích: "Tổ quốc vinh quang, thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc".

Một số hình ảnh thiết trí Lễ đài

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 1

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 2
Lễ đài tại chùa Từ Đàm

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 3
Lễ đài tại công viên Thương Bạc

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 4
Lễ đài chùa Phú Lâu - Huế

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 5
Niệm Phật Đường Xuân Phú - Huế

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 6
Lễ Đài huyện Hương Thủy

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 7
Lễ đài Châu Sơn - Hương Thủy

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 8

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 9

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 10

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 11

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 12

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 13
Biểu tượng hoa sen tại bắc thành phố Huế

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 14

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 15
Treo băng rôn, biểu ngữ tại Phong Điền

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 16

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 17

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 18

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 19
Quần chúng tham gia

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 20

Thừa Thiên Huế: Đại lễ Phật Đản sẽ thành tựu viên mãn ảnh 21
Các hoa sen của Dự án "Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh" đẫ được hạ thủy

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày