Thừa Thiên-Huế: Lễ hội Quán Thế Âm năm Canh Dần - 2010 chính thức khai hội

Sáng 18-6 ÂL, tại Trung tâm Du lịch Phật giáo Quán Thế Âm - Tượng đài Quán Thế Âm, núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Ban Tổ chức Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Lễ hội Quán Thế Âm năm Canh Dần đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể khai mạc lễ hội.

Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh của Đại lão HT.Thích Khả Tấn - giáo phẩm chứng minh GHPGVN, chứng minh BTS PG tỉnh Thừa Thiên Huế; HT.Thích Đức Phương - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự PG tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ; chư tôn đức trong Thường trực BTS, Ban Đại diện Phật giáo các huyện, thị xã, chư tôn đức trú trì các tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo đồng bào Phật tử các giới tham dự đông đủ.

Chư tôn Hòa thượng chứng minh niêm hương khai hội

Lễ hội Quán Thế Âm năm nay đúng vào dịp Tăng Ni và Phật tử cả nước đang hân hoan hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc.

HT. Thích Khế Chơn, Phó ban Tổ chức đọc diễn văn khai mạc lễ hội

Chư tôn đức tham dự lễ

Bồ tát Quán Thế Âm là hình ảnh của một vị đại sĩ vạn năng, thân thiết và gần gũi với mọi người. Ngài là đấng Mẹ hiền cứu khổ chúng sanh, người mẹ không chỉ có tình thương quảng đại mà còn có sự hiểu biết sâu xa, người mẹ có khả năng đưa đàn con thoát khỏi khổ ách, tai ương, đàn con ấy là chúng ta, là những ai đang đau thương, hận thù, đang trầm luân trong biển ái nguồn mê. Ngài đã đến với mọi người, đến với sự sống, như ánh sáng, như không khí đến với mọi loài trên trái đất.

Với hạnh nguyện rộng lớn, với đức từ bi, trí tuệ viên mãn, Đức Quán Thế Âm thường biến cái dụng thể ấy thành 32 ứng thân tướng khác nhau để thi hành Phật sự. Trong ý nghĩa ấy, BTS PG tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm, trọng thể cử hành Đại lễ Khánh đản của Ngài, với tâm thành cung kính đảnh lễ Ngài, lưu giữ hình ảnh thánh thiện của Ngài trong tâm ta, thể hiện lời nói vui đẹp lòng người và việc làm mang đến sự an lạc, đem lại sự giải thoát cho đời.

Với hình thức lễ hội này, Phật giáo Huế mong rằng đây không chỉ đơn thuần là lễ hội của người Phật tử mà còn là lễ hội của toàn dân. Nơi Thánh tích tượng đài này trở thành Thánh tích văn hóa Phật giáo đang hiện hữu giữa quê hương, nơi trở về chiêm bái, là trung tâm tín ngưỡng Quan Âm không chỉ cho Tăng Ni, Phật tử mà là cho tất cả mọi người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày