Tiền Giang: Chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ X (2022-2027)

Thượng tọa Thích Quảng Lộc, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang
Thượng tọa Thích Quảng Lộc, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Theo đó, Quyết định số 325/QĐ-HĐTS của Hội đồng Trị sự GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký ngày 8-7-2022 chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ X (2022-2027).

Nhân sự Ban Trị sự nhiệm kỳ X (2022-2027) gồm 7 thành viên Ban Chứng minh, 61 Ủy viên Ban Trị sự, trong đó 25 Ủy viên Thường trực và 36 Ủy viên, do Thượng tọa Thích Quảng Lộc làm Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự.

Hòa thượng Thích Hoằng Đức, Phó ban ban Thường trực kiêm Trưởng ban Pháp chế; Hòa thượng Thích Giác Nhân, Phó Trưởng ban Trị sự; Thượng tọa Thích Bửu Hiền, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế; Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Phó Trưởng ban Trị sự; Thượng tọa Thích Thiện Lưu, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử; Thượng tọa Thích Trung Chánh, Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện - Xã hội; Thượng tọa Thích Giác Nguyên, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp; Đại đức Thích Huệ Phát, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký, kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo; Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nghiêm, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng Phân ban Ni giới; Ni sư Thích nữ Huệ Năng, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh tỉnh; Hòa thượng Thích Bửu Hòa, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Nghi lễ; Đại đức Thích Lệ Hiếu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kiểm soát; Đại đức Thích Thiện Nguyện, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Văn hóa; Sư cô Thích nữ Diệu Tâm, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông; Đại đức Thích Đức Minh, Phó Thư ký 1 kiêm Chánh Văn phòng; Đại đức Thích Minh Bửu, Phó Thư ký 2, Phó Văn phòng; Thượng tọa Thích Quảng Nhuận, Thủ quỹ, cùng chư tôn đức Ủy viên thường trực, ủy viên.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày