Tiếng chuông chùa đầu tiên trên địa đầu xứ Nghệ

GNO - Sáng 9-1-2013, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã làm lễ khai thanh đại hồng chung, trước sự chứng kiến và tham dự của lãnh đạo chính quyền các cấp, cùng đông đảo bà con Phật tử trong khu vực.

Thế là sau gần một thế kỷ vắng bóng, hôm nay trên mảnh đất quê hương Quỳnh Lưu, nơi địa đầu xứ Nghệ đã được khơi thông mạng mạch truyền trì Phật pháp bởi tiếng chuông chùa ngân vang từng hồi.

duc chuong an thai.jpg

Chuông đúc ngày 5, 6-1-2013

Đại hồng chung chùa An Thái có trọng lượng 1.590kg, cao 2,5m, đường kính miệng chuông rộng 1,3m. Đây là quả chuông lớn nhất ở Nghệ An (nặng hơn 90kg so với chuông chùa Gám, huyện Yên Thành đúc vào tháng 4-Nhâm Thìn).

Sau khi làm lễ khai thanh xong, chuông sẽ được đặt trước chánh điện của chùa để cho bà con nhân dân đến tham quan chiêm bái.

Đến ngày 19 tháng 6 âm lịch năm sau (Quý Tỵ), nhân lễ khánh thành tượng đài và công viên Quan Âm Nam Hải trên đỉnh núi Bà Bà (núi Phượng), chuông sẽ được treo cố định ở lầu để sớm chiêu chiều mộ. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày