Tiếp tục niềm đam mê với những ấn phẩm Phật giáo

Âm thanh thiên nhiên đang bao phủ lấy ngôi tu viện nằm ẩn mình trong khu rừng xứ Udawattakelle Kandy, Sri Lanka; một vị Tỳ kheo người Hà Lan đang miệt mài với công việc của Hội Xuất bản Phật giáo (Buddhist Publication Society - BPS), một công việc thật bền bỉ kể từ khi tổ chức này được thành lập từ 50 năm trước.

Một đàn bướm nhỏ xinh xắn bay chập chờn trên những bông hoa xinh tươi rực rỡ. Sự tĩnh mịch chỉ bị phá vỡ bởi sự náo động của lũ khỉ hay bọn ve sầu đột nhiên cất giọng, ban đầu chỉ từ một hướng nhưng ngay sau đó ran lên từ khắp mọi phía như thể có một nhạc trưởng vô hình vung chiếc đũa từ nơi này qua nơi khác.
Ở sâu trong vùng Udawattakelle, cách xa khu dân cư đông đúc của xứ Kandy, vị Tỳ kheo Nyanatusita, 40 tuổi, đang thu mình trong căn phòng làm việc trên gác, dáng vẻ trông khắc khổ, bận bịu với công việc mà sư đam mê.

Nyanatusita1.jpg

Cho dù thừa nhận công việc có chiếm quá nhiều thời gian, đôi khi 10 giờ mỗi ngày, và còn phải dành thời gian cho việc thiền định, nhưng sư đã tự nguyện gánh vác trách nhiệm tổ chức hoạt động cho Hội Xuất bản Phật giáo. Đó là chuyển dịch kinh điển từ tiếng Pali sang tiếng Anh và tái xuất bản vài tác phẩm của các bậc thức giả, đặc biệt  đối với Phật giáo Theravada.
Trải qua nửa thế kỷ, BPS đã cung cấp nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy về thông tin Phật giáo Theravada, điều mà trước đây vốn rất khó. Ra đời vào đầu năm 1958, khi một luật sư nổi tiếng ở Kandy A.S. Karunaratne cùng với người bạn của ông, vị hiệu trưởng về hưu Richard Abeysekera, đã thỉnh cầu vị Tỳ kheo Nyanaponika người Đức đang sống trong ẩn dật trong rừng làm người lãnh đạo tinh thần và Tổng biên tập cho hội.

Ý tưởng thành lập hiệp hội vốn đã nảy sinh trong suy nghĩ của ngài Karunaratne, cựu Thị trưởng Kandy, khi ngài tiến hành xuất bản một cuốn sách nhỏ về Phật giáo để cúng dường nhân ngày giỗ thân mẫu. Nhóm ba người này đã bắt đầu thành lập hiệp hội không chính thức và chỉ tập trung xuất bản những ấn phẩm nhỏ viết về những điều cơ bản của Phật giáo bằng tiếng Anh, chủ yếu làm thỏa mãn những người nước ngoài đang khao khát đi tìm tri thức, từ đó mà họ thâm nhập vào thế giới phát hành sách.

Nyanatusita2.jpg

Tỳ kheo Nyanatusita

Chấp nhận thử thách, ngài Nyanaponika vốn có kiến thức và kinh nghiệm trong việc kinh doanh, xuất bản sách mà ngài đã học được khi còn ở Đức, điều đó không chỉ tạo cho ngài khả năng viết lách và dịch thuật mà còn hỗ trợ cho công việc xuất bản những cuốn sách nhỏ, dễ hiểu với tựa đề “Pháp luân” và “Lá bồ đề”.
Thế nhưng, thời gian quá ngắn cho việc xuất bản, phát hành ấn phẩm ra thế giới, những năm đầu Hội thành lập, trùng với lúc nhu cầu tìm hiểu Phật pháp của nhiều người trên khắp thế giới tăng đột biến, họ cần những văn bản Phật giáo đáng tin cậy, cả ở phương Tây lẫn phương Đông.

Đặt trụ sở trong rừng sâu ba năm đầu, đến năm 1960, BPS bắt đầu phát triển với sự kiện ngài Piyadassi Nayake Thera ra nước ngoài để biên tập cuốn sách “Damsak” - từ Sinhala, được hiểu là “Pháp luân”. Năm sau, khi nhận thấy sự đóng góp vô giá của BPS, Hội từ thiện đã quyên góp để cúng dường lô đất thật đẹp bên hồ Kandy, dọc theo con đường Sangharaja Mawatha, gần với Dalada Maligawa, nơi có tòa nhà hùng vĩ được thiết kế theo kiến trúc truyền thống xứ Kandy để xây dựng văn phòng Hội, nhà sách, thư viện, thính phòng và nhà kho.
Cảm nhận được tuổi già và sức khỏe đang yếu dần, HT. Nyanaponika muốn nghỉ ngơi và Tỳ kheo Bodhi tiếp tục công việc này. Sư người Mỹ, làm trợ lý cho ngài từ năm 1984. Đến năm 1988, khi HT.Piyadassi viên tịch, Giáo sư Phật học G.S. Kariyawasam tiếp nối công việc xuât bản sách tiếng Sinhala, rồi ngài mất vào năm 2005, N.T.S.A. Senadheera kết tục công việc.
Tỳ kheo Bodhi tiếp tục truyền thống của Hội, rồi ngài cũng kiến nghị được nghỉ ngơi vì cảm nhận được sự khó khăn của công việc một khi tuổi già sức yếu. Trọng trách lại được đặt lên vai Tỳ kheo Nyanatusita. Từ đó BPS đã phát triển và kéo dài tuổi thọ nhiều hơn so với những gì mà các nhà sáng lập đoán được. Tỳ kheo Nyanatusita đảm nhiệm công việc của Hôi đã được ba năm nay.

Người Sinhala cho rằng sở dĩ mọi người quay về nương tựa vào pháp Phật là vì một chấn thương tâm lý từ thuở nhỏ. Ngược lại, Nyanatusita lại cho rằng mình rất hạnh phúc khi ở đây, “một khi bạn đã có đầy đủ mọi tiện nghi vật chất thì cái gì sẽ tiếp theo? Mọi của cải vật chất rồi sẽ ra đi”.
Khi còn trẻ, sư theo cha làm nghề xuất nhập khẩu và được khám phá thế giới. Đó là lúc sư nghe về Thiền ở xứ Ấn. Thời gian ngưng nghỉ, tất nhiên có nghĩa là sự tồn tại. Tỳ kheo Nyanatusita đến Sri Lanka 17 năm trước khi sư 23 tuổi để học thiền và xin xuất gia và thọ Tỳ kheo giới sau một thời gian tu học ở các tu viện nổi tiếng ở Úc và Anh. Năm năm trước, khi sư trở về, Tỳ kheo Bodhi đã mời sư về tu viện trong khu rừng này, “lúc đó, tôi chưa nghĩ mình sẽ làm việc cho BPS”, sư bảo, “đó có lẽ là do nghiệp của tôi đã đưa đẩy cuộc đời tôi gắn liền với công việc này”.
50 năm qua, BPS đã vươn xa so với thời kỳ khiêm tốn ban đầu - “từng dãy sách trong căn phòng, lấp lánh dưới ánh sáng đèn dầu, không gì khác ngoài những bản chép tay, bàn viết và những chiếc kệ chứa tài liệu văn phòng”. Những ngày này ở đây, mọi người đang bao sách đóng gói và chuyển ra bưu điện bằng xe đạp. Từ đây sách sẽ được chuyển đến những nơi cần nó ở Sri Lanka hay khắp thế giới.
“Trước đây in sách phải sắp chữ, nhưng nay mọi thứ đều làm bằng máy vi tính, mọi thứ đều được số hóa”, Nyanatusita cười nói, “kỹ thuật hiện đại rồi cũng len lỏi đến tận khu yên tĩnh này và nó chiếm quá nhiều thời gian, bởi vì quá nhiều thứ dễ bị lỗi khi sách chuẩn bị in. Không có gì được cho là chính xác cả”.
Lưu loát cả hai ngôn ngữ Anh và Pali, như người tiền nhiệm, vị Tỳ kheo từ Hà Lan này cũng có thể nói tiếng Sinhala lưu loát. Sư cũng có nhiều phụ tá của BPS và tác giả ở khắp nơi, từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ và đội ngũ sửa bản in trên khắp thế giới. Chi phí in ấn xuất từ nguồn quỹ hội viên, nguồn của Hội và quỹ bán sách.
Vào khoảng cuối thập niên 1990, BPS tham gia hợp tác xuất bản với những nhà xuất bản Phật giáo lớn ở phương Tây để tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả ở châu Âu và châu Mỹ, và đây cũng là lần đầu tiên các nhà xuất bản phương Tây cho ấn hành những tác phẩm Phật giáo Theravada. “Đó là Nhà Xuất bản Wisdom ở Boston và nhưng nhà xuất bản toàn thời gian ở Mỹ, Nhà Xuất bản nghiên cứu Thiền Vipassana ở Mỹ (VRPA)”, sư Nyanatusita giải thích. “Sách của BPS hiện nay có mặt ở 70 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi hiện có 3.000 thành viên, trong đó 700 người ở nước ngoài”.

Sách BPS được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó có tiếng Đức, tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Czech, Hindi và Hoa. BPS cũng đã xuất bản kinh Pháp Cú ở Tamil.
Pháp Phật hiện cũng được lưu truyền qua những bản văn chưa định dạng, như Internet, audio-CDs, e-books, audio-books và nó giúp cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận. BPS cũng đã thử kinh doanh, phát triển website với thư viện điện tử online, trong đó có bộ sách “Pháp luân” và “Lá bồ đề”.
Nhiều cuốn sách được số hóa cũng có thể tìm thấy trên Google Books và mọi người cũng có thể đặt mua sách của BPS qua mạng. Ngắm nhìn những lùm cây nặng trịch dưới đất xuyên qua cửa sổ của sư ở trên lầu, chiếc laptop nhẹ như những luống rau và nguồn điện đến từ nguồn năng lượng mặt trời trên những tấm pano trên đỉnh mái nhà tu viện, nơi sư ở một mình, trừ khi những vị khách tăng và du khách nước ngoài đến thăm, còn lại toan thời gian sư dành cho công việc, sư chỉ rối trí khi những con nai, lũ nhím,… trong rừng rủ nhau quậy phá. Có lần, những vị khách không mời mà đến, họ viện cớ xin nước uống rồi xông vào nhà dùng dao uy hiếp, trói sư lại, lục lọi mọi thứ trong phòng, nhưng rồi chúng chỉ lấy đi được cái máy vi tính cũ và những bánh xà phòng.

“Công việc của BPS không như bình thường”, sư kể, “mọi thứ còn tùy thuộc vào nguồn điện mặt trời, công việc sẽ ngưng trệ khi trời đầy mây và nguồn điện dự trữ hết. Tu viện này ở quá xa mạng lưới điện quốc gia, vì thế, tất cả phải dựa vào nguồn năng lượng thiên nhiên này”.
Ngay cả nước mưa ở đây cũng phải tích lũy vì lũ nhím, bọn khỉ hay gặm, đào những đường nước chính, cho nên phải bơm nước vào các thùng chứa cũ đặt dưới đồi. “Vì thế, chúng tôi hầu như phải dùng nước mưa”, sư nói. Tuy nhiên, đó cũng là một phần trong công việc chính thức của BPS. Cùng với ba nhà lãnh đạo tài năng đầu tiên của mình, hoạt động của Hội đã thật sự  làm tròn trách nhiệm truyền bá Phật pháp, sứ mệnh được khởi xướng từ thời Đại đế Ashoka. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ và chư tôn Trưởng lão trước di bút chữ Nôm của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tôn trí tại Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Bài kệ vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức trước ngày tự thiêu 11-6-1963

GNO - Sinh tiền, Bồ-tát Thích Quảng Đức có nếp sống mật hạnh, kín đáo và khiêm cung. Trong di cảo của Ngài để lại cho hậu thế có các bài viết về Phật pháp, những trăn trở về cách thuyết giảng Phật pháp đến số đông để hiểu và thực hành đúng Chánh pháp; tất cả đều được viết bằng chữ Nôm giản dị nhưng tha thiết.
Thượng tọa Thích Quảng Lộc cùng chư tôn đức thả cá xuống sông Tiền

Tiền Giang: Phóng sinh gần 6 tấn cá ra sông Tiền

GNO - Hân hoan đón mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 12-4-Ất Tỵ), tại công viên vườn hoa Lạc Hồng (TP.Mỹ Tho), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức pháp hội phóng sanh, thả gần 6 tấn cá các loại về với sông Tiền.

Thông tin hàng ngày