Tìm bông sen dưới chân mình

Đối với họa sĩ, không có đối tượng nào là đẹp nhất hay xấu nhất, đối tượng chỉ là nguyên liệu cho quá trình sáng tác, mà sự biểu hiện nó mới đáng kể. Các loài hoa cũng thế, đều có vẻ đẹp riêng

Nhưng văn hóa Việt Nam gắn bó với Phật giáo có lẽ đến hai nghìn năm qua, mà hoa sen lại là biểu tượng chính của Phật giáo, do đó hoa sen cũng theo đạo Phật nói lên mọi tâm tính, ước vọng của dân tộc.

Chân cột đá chạm khắc hoa sen ở chùa Dâu (Bắc Ninh) - Ảnh: Hoài Linh
Chân cột đá chạm khắc hoa sen ở chùa Dâu (Bắc Ninh) - Ảnh: Hoài Linh

Nhưng Phật giáo không phải chỉ có ở Việt Nam mà rộng khắp châu Á. Ngày nay Phật giáo cũng quyến rũ người phương Tây bởi tư tưởng tự do, bác ái và sự giải thoát trong thường nhật. Không nghệ thuật nào dùng nhiều biến hình của hoa sen như nghệ thuật Phật giáo.

Kiến trúc chùa như một đóa hoa sen có chùa Một Cột, những bàn tay Phật đưa lên như một bông hoa sen đang nở có tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp. Những bệ tượng, tảng kê chân cột chạm khắc hình hoa sen có từ thời Lý thế kỷ 11-12, và một ngàn năm sau hoa sen vẫn tràn ngập trong trang trí các ngôi chùa, bệ tượng.

Ở pho tượng A di đà chùa Phật Tích, năm 1057, những nếp áo tượng được chạm như làn sóng nước lan tỏa, bệ tượng là một khối đài sen được đội bởi một con sư tử, các bệ cấp phía dưới cũng chạm nhiều cánh sen, hoa cúc dây, rồng và sóng nước. Mỗi một môtip trang trí trong bệ tượng này có ý nghĩa nhất định với tinh thần chung là hướng thượng, siêu thoát. Mỗi cánh sen trong bệ lại có hình lá đề với đôi rồng chầu.

Đạo Phật cũng quan niệm muôn vàn thế giới này mọc ra từ bông hoa sen siêu nhiên nào đó và bản thân trong mỗi cơ thể con người cũng là hướng tụ của các luân xa hình hoa sen. Như vậy hoa sen chỉ là một khái niệm hữu hình tượng trưng, ở mặt khác nó chính là phần trí huệ vô hình, phần thăng hoa trong tinh thần con người và thế giới.

Ở trong chùa, có tượng Phật Thích Ca sơ sinh, chân giẫm lên hai cái đài sen, xung quanh có chín con rồng chầu, còn ngài một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa. Ngài nói rằng: Thượng thiên địa hạ, duy ngã độc tôn - Trên trời dưới đất, cái tâm là lớn nhất. Lúc nhỏ vào chùa, chúng tôi thấy đó là bức tượng thích nhất, hồn nhiên và xinh xắn. Khi trở thành người lớn, cái bông hoa sen dưới chân mình biến đi đâu mất, và lại loay hoay suốt đời đi tìm.

Chùa Một Cột (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Chùa Một Cột (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Những búp sen trên đầu cột trong chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) - Ảnh: Hoài Linh
Những búp sen trên đầu cột trong chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) - Ảnh: Hoài Linh
Họa tiết hình sen trong bát gốm thời Lý - Trần - Ảnh: Thái Lộc
Họa tiết hình sen trong bát gốm thời Lý - Trần - Ảnh: Thái Lộc
Hoa sen được chạm khắc trên cửu đỉnh trong thành nội Huế - Ảnh: Thái Lộc
Hoa sen được chạm khắc trên cửu đỉnh trong thành nội Huế - Ảnh: Thái Lộc
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mang dáng hoa sen đang nở - Ảnh: Hoài Linh
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mang dáng hoa sen đang nở - Ảnh: Hoài Linh
Sen chùa Bút Tháp - Ảnh: Hoài Linh
Sen chùa Bút Tháp - Ảnh: Hoài Linh
Hoa sen trên thạch trụ trong khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình) - Ảnh: Hoài Linh

Hoa sen trên thạch trụ trong khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình) - Ảnh: Hoài Linh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày