Tìm kiếm quyền quản lý hợp pháp đối với các di sản Phật giáo tại Afghanistan

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1133 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1133 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Trở lại nắm quyền từ khi bị lật đổ vào năm 2001, lực lượng Taliban đã ra sức tìm kiếm quyền quản lý hợp pháp đối với các bảo vật và di sản Phật giáo vô giá tại Afghanistan.

Trong số đó có cả những tượng Phật tại Bamiya và những di vật tại Bảo tàng quốc gia Afghanistan.

Kể từ khi tiếp quản thủ đô Kabul vào ngày 15-8 vừa qua, lực lượng quân đội Taliban đã gặp phải khó khăn trong việc điều hành và quản lý đất nước nghèo nàn và bị chiến tranh tàn phá. Ngoài cơ sở hạ tầng căn bản của đất nước và các dịch vụ của chính phủ, lực lượng này còn phải đảm nhận vai trò giữ gìn những di sản phong phú mang tính lịch sử còn sót lại của Afghanistan, bao gồm những bảo vật thuộc nền văn hóa Phật giáo của nước này.

Bảo tàng Afghanistan

Bảo tàng Afghanistan

Có những quan điểm trái ngược nhau về tình hình của quốc gia này, trong đó, có quan điểm cho rằng mọi thứ đã trở nên khả quan hơn tại Bảo tàng Afghanistan, cơ sở này đã mở cửa trở lại vào ngày 25-11 vừa qua. Tờ Artnet đã đưa tin bảo tàng đã được mở cửa dưới sự bảo vệ của lực lượng Taliban, với số lượng khoảng 50-100 khách tham quan mỗi ngày.

Ban đầu, Mohammad Fahim Rahimi, Giám đốc Bảo tàng Afghanistan, đã rất lo sợ rằng cơ sở này sẽ bị phá hủy như trước đó. Vào năm 2001, cũng chính lực lượng Taliban đã cướp đi khoảng 70% bộ sưu tập gồm 100.000 bảo vật. Ngày nay, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của Tổ chức UNESCO, cơ sở này còn lưu giữ khoảng 50.000 hiện vật. Tuy nhiên, không giống như trước đó, giờ đây lực lượng Taliban không có bất kỳ động thái tấn công nào đối với bảo tàng sau khi chiếm giữ Kabul.

Tuy nhiên, ở Bamiyan, sự nhiệt tình trong việc bảo vệ địa điểm và những gì mà họ đã phá hủy đến bây giờ vẫn còn là một nghi vấn. Địa điểm này hiện đang được sử dụng như một nơi để du lịch, mỗi du khách phải trả 5 đô la Mỹ khi tham quan và dạo quanh Bamiyan. Các tượng Phật ở Bamiyan đã được quốc tế hóa khi lực lượng Taliban cho nổ các tác phẩm điêu khắc vào năm 2001.

Tuy nhiên, trong năm nay, lực lượng Taliban này đã cố gắng xây dựng chính sách cởi mở hơn. Họ đã thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ không phản đối những tiến bộ xã hội mà Afghanistan đã đạt được dưới sự hỗ trợ của Mỹ trong thời kỳ chính quyền bị lật đổ.

Vào tháng 2 vừa qua, trước khi bất ngờ tiếp quản đất nước này, lực lượng Taliban đã tuyên bố sẽ không cướp phá các địa điểm quan trọng và bảo vệ di sản văn hóa phong phú của Afghanistan. Họ đã từng cho biết: “Vì Afghanistan là một quốc gia có rất nhiều cổ vật, đồ thủ công và những di tích mang đậm bản sắc, lịch sử và văn hóa phong phú của quốc gia, vì vậy, tất cả mọi người đều có nhiệm vụ bảo vệ, giám sát và giữ gìn những hiện vật này một cách cẩn thận”.

Khi Taliban tiếp quản Afghanistan vào tháng 8 năm nay, UNESCO đã đưa ra lời kêu gọi nhằm bảo tồn các địa điểm và cơ sở như các tượng Phật Bamiyan: “Điều quan trọng đối với tương lai của Afghanistan là bảo vệ và giữ gìn những địa điểm này”. Liên minh Phục hồi Di sản Văn hóa Quốc tế (Restoration of Cultural Heritage: ARCH) cũng đã làm việc với các nhà thần học Hồi giáo để khuyến khích lực lượng quân đội Taliban bảo tồn nền văn hóa và đa dạng của Afghanistan.

Nhiều năm sau khi bị nhóm Taliban cực đoan phá hủy, các nỗ lực khôi phục di sản Bamiyan đã được cộng đồng quốc tế thực hiện

Nhiều năm sau khi bị nhóm Taliban cực đoan phá hủy, các nỗ lực khôi phục di sản Bamiyan đã được cộng đồng quốc tế thực hiện

Cheryl Benard, Chủ tịch của ARCH, nói rằng bà ấy nhận thấy họ “đã dễ dàng tiếp thu những ý kiến trong buổi trò chuyện một cách đáng ngạc nhiên. Và cuối cùng, dường như chúng tôi không cần phải làm điều này. Bởi vì theo ý riêng của mình, họ thậm chí còn ra lệnh cho các chỉ huy của họ bên Afghanistan không được phá hủy bất kỳ di tích lịch sử và công trình kiến trúc nào của quốc gia này, cũng như ngăn cấm sự cướp bóc đối với những công trình và các bảo vật tại đây”.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực, sự hợp tác và có thể là thiện chí đang ngăn cản sự hiện diện của Taliban và các phía chấp nhận sự lãnh đạo của lực lượng này. Beard cho biết: “Vấn đề ở đây là tài sản và ngân sách của nhà nước đã bị đóng băng theo lệnh của chính phủ Hoa Kỳ. Một số tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm cách trả lương cho giáo viên và nhân viên y tế bằng hình thức tiền mặt trực tiếp hoặc gián tiếp đến tài khoản thông qua các Ngân hàng quốc tế. Nhưng những nhân viên của bảo tàng không được nhận những khoản tiền như thế”.

Kết quả là những người như Rahimi và các nhân viên khác bao gồm cả phụ nữ vẫn phải làm việc nhưng không được trả lương kể từ tháng 8 năm nay. Đây cũng là một vấn đề mà tất cả những công nhân viên chức nhà nước của Afghanistan đang phải đối mặt.

Afghanistan đang đứng trước hàng loạt cuộc khủng hoảng lớn, từ sự trục trặc trong việc chuyển giao quyền lãnh đạo đến các lệnh trừng phạt và cắt giảm nguồn viện trợ từ phía Hoa Kỳ, bên cạnh đó là sự thiếu tin tưởng từ cộng đồng quốc tế đối với lực lượng quân đội Taliban. Chừng nào tình hình kinh tế và chính trị của quốc gia này còn bất ổn, bất kể thái độ của Taliban đối với các di sản thời kỳ tiền Hồi giáo ở Afghanistan được cải thiện như thế nào đi nữa, thì số phận của các di sản Phật giáo cũng sẽ không chắc chắn và yên ổn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày