Đài Loan: Hội thảo nghiên cứu học thuật quốc tế tư tưởng pháp sư Thánh Nghiêm
Qũy Hội giáo dục Thánh Nghiêm tổ chức Hội thảo nghiên cứu học thuật quốc tế về tư tưởng Hòa thượng Thánh Nghiêm- vị cao Tăng nổi tiếng đương đại, lần thứ 3 tại phòng hội nghị quốc tế trường Đại học Đài Loan. Diễn đàn phát biểu trong 4 ngày ( từ 28-31/5/2010) với chủ đề: “ Lời dạy của pháp sư Thánh Nghiêm và ý nghĩa thời đại.”(Xem Hội thảo học thuật quốc tế tư tưởng Thánh Nghiêm lần 2: http://www.giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2008/06/06/56D652/).Nội dung hội thảo lần 3 này nói về ý nghĩa giáo lý Phật giáo, thảo luận nhiều mặt- về giáo dục thực tiễn và sự quan tâm của Phật giáo đến xã hội, nhằm hy vọng tín chúng kiểm thúc thân tâm, thực hiện theo lời dạy của HT Thánh Nghiêm đã viên tịch là từng bước tiến về phía trước, tiếp tục đi trên lộ trình hành Bồ tát đạo. Hội thảo chia thành 2 giai đoạn, ngày 28 và 29/5: Diễn đàn phát biểu dành cho tín chúng. Hội nghị mời tri thức khắp nơi chia xẻ quan điểm và thực tiễn Thiền tông Pháp Cổ Trung Hoa, phân tích Pháp Cổ toàn tập (102 quyển), giáo dục Tăng già, quán triệt tam đại giáo dục (giáo dục Đại học viện, giáo dục đại phổ hóa, giáo dục sự quan tâm), chia xẻ 4 loại môi trường ( môi trường tâm linh, môi trường sinh hoạt, môi trường tự nhiên, môi trường lễ nghi). Riêng hội thảo ngày 30 và 31/5 dành cho các học giả trong và ngoài nước, nghiên cứu về Phật giáo Hán truyền, đào sâu nghiên cứu và phát triển PG Hán truyền xuyên qua các mặt tư tưởng HT. Thánh Nghiêm tại nhân gian, tìm hiểu sự cống hiến của pháp sư Thánh Nghiêm, cũng như nghiên cứu ý nghĩa ảnh hưởng từ lời dạy của pháp sư, từ đó khiến đại chúng học tập sau khi HT. Thánh Nghiêm viên tịch。(ddm.org.tw)
Ấn Độ: Tổng thống Patil và các quan chức Ấn –Trung đến dự lễ khánh thành chùa Bạch Mã
Ngày 29/5, nữ tổng thống Ấn Độ Patil đã có bài phát biểu 4 phút trước các quan chức hai nước Ấn -Trung và dân chúng, nói về món quà từ chính phủ Ấn Độ hiến tặng chùa Bạch Mã nằm tại đất nước Trung Hoa như là một biểu tượng xây dựng tình hữu nghị văn hóa giữa hai nước. Chùa Bạch Mã tọa lạc tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, TQ được xây dựng bằng kinh phí Ấn Độ theo phong cách nghệ thuật xứ Ấn. Điều đặc biệt, công trình điện Phật do các nghệ nhân Trung Quốc và Ấn Độ kiến tạo với chiều rộng 60 m, dài 100 m gồm hai tầng, diện tích điện Phật 3450 m2 , tổng diện tích ngôi chùa 6000 m2 . Chùa Bạch Mã là ngôi chùa Ấn -Trung đầu tiên được xây dựng theo đề xuất của cựu thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee vào năm 2005. Tại lễ khánh thành, tổng thống Ấn Độ nói rằng thông qua hoạt động này khiến cho các bạn trẻ trong thời đại mới tìm hiểu được văn hóa hai nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. “Mục đích kiến tạo chùa Bạch Mã là tăng cường hơn nữa quan hệ song phương và tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta” , bà nói. (Theo fjsen.com/ chinanews.com.cn)
Thái Lan: Dân chúng cử hành nghi thức tôn giáo cầu nguyện hòa bình
Hàng ngàn người dân Thái Lan đã tham dự lễ cầu nguyện hòa bình đoàn kết hôm 26/5 tại Bangkok, nơi mà trước đó 1 tuần, chính phủ Thái Lan đã đàn áp biểu tình chống chính phủ gây ra những việc đốt cháy và nổi loạn với quy mô lớn. Theo các nhà phân tích, những người biểu tình nói rằng với hệ thống chính trị không công bằng, không thay đổi các cải cách lớn thì sự cầu nguyện và hành vi khoan dung sẽ không thể dẫn đến việc kết thúc các khủng hoảng. Hàng trăm nhà sư đã khất thực trở lại từ những người có tấm lòng tốt, tại những khu vực trước đây bị chiếm đóng. Các lãnh tụ đạo Thiên chúa giáo, Hồi giáo, đạo Sikh cũng đã gia nhập hàng ngũ cầu nguyện tại
Malayxia: Thủ tướng Najib Tun Razak dự lễ ẩm thực chay tại chùa
Thủ tướng Malayxia Najib Tun Razak đã tham dự lễ văn hóa ẩm thực chay nhân dịp ngài tham dự lễ Phật đản diễn ra tại chùa
Nga: Kỷ niệm ngày lễ Phật đản
Ở Nga, Phật Giáo là 1 trong 3 lễ chính thức của lễ hội tôn giáo. Những người Cộng hòa Kalmykia, Tuva và Buryatia - thậm chí xem Phật giáo là tôn giáo chính của họ. Ngày Phật đản tại Nga là một ngày đặc biệt, đánh dấu ngày lễ long trọng. Mọi người đã chuẩn bị đại lễ trong nhiều ngày, kèm theo những lời cầu nguyện được tổ chức trang trọng với những đóa hoa, vòng hoa, lồng đèn tượng trưng cho sự giác ngộ theo lời Phật dạy, khiến họ hòa nhập vào thế giới. Theo truyền thống, mùa lễ Phật đản, người Nga đã đi đến chùa lễ Phật, cầu nguyện và thực hành thiền định, mật chú. Tại Nga, đa số phật tử tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. (xxfjw.com)
Mông Cổ: Hiệp hội Phật giáo Xilin Gol League tổ chức Hội nghi đại biểu lần 2
Sáng 29/ 5, Hiệp hội Phật giáo Xilin Gol League đã tổ chức Hội nghi đại biểu lần thứ 2 tại khách sạn