Tin vắn Phật giáo nước ngoài trong tuần từ 11/10 đến 18/10.2009

Anh: Từ ngày 11-18/10, hoạt động cầu nguyện Hòa bình thế giới được tổ chức tại giáo đường St Pancras, London. Các nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo v.v đã nhóm họp, chia xẻ hòa bình, phạm vi giao lưu có khác nhau như đọc diễn văn, thảo luận, hát nhạc, hướng dẫn tịnh tọa v.v.

Anh: Từ ngày 11-18/10, hoạt động cầu nguyện Hòa bình thế giới được tổ chức tại giáo đường St Pancras, London. Các nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo v.v đã nhóm họp, chia xẻ hòa bình, phạm vi giao lưu có khác nhau như đọc diễn văn, thảo luận, hát nhạc, hướng dẫn tịnh tọa v.v.  Hoạt động này đã diễn ra nhiều năm, đây là một trong những hoạt động đề xướng hòa bình quan trọng của Tp London (fjtoo.com)

Trung Quốc: Ngày 16/10, hội thảo học thuật “ Nghiên cứu Tôn giáo học Trung Quốc thời cải cách mở cửa” nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Tôn giáo học Trung Quốc được tổ chức tại đại học Hạ Môn, tham dự có các quan chức Ban Tôn giáo TW và viện nghiên cứu Tôn giáo. Hội nghị nhấn mạnh: “Nghiên cứu tôn giáo quan chủ nghĩa Mác tại Trung Quốc có tác dụng then chốt, tích cực. Các quan điểm Tôn giáo thời đại mới, cần có một hệ thống luân lý trọng yếu, toàn diện, khoa học và khách quan. Kết hợp tôn giáo quan chủ nghĩa Mác, không phải là đặt giáo điều, chủ nghĩa sách vở, không phải cứng nhắc mà phải có biện chứng  duy vật, có sự đổi mới phát triển, phù hợp với tình hình phát triển của Trung Quốc v.v.” (Theo fjnet.com)

tinvan 1.jpg

*Tiến sĩ Trần Tiến Quốc- Viện nghiên cứu tôn giáo thế giới Viện khoa học, phát biểu với các chuyên gia về các nguồn tư liệu xác thực, phát hiện nhiều di vật pháp khí trong đó có tháp thờ Phật Tam thánh có nguồn gốc từ nhà Đường tại thôn Bách Dương, huyện Hạ Phổ. Những di chỉ và văn vật này có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa, kết hợp đầy đủ ý nghĩa truyền bá tôn giáo, đặc biệt là phân biệt tôn giáo dân gian, Ma-ni giáo và văn hóa xã hội Trung Quốc. Ma-ni giáo còn gọi là Mâu-ni giáo, là tôn giáo khởi nguyên từ Ba Tư cổ đại- bắt đầu truyền bá tại Trung Quốc vào thời đại Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên, sau triều Minh còn gọi là Minh giáo. (Theo  ndwww.cn)

Đài Loan: Một phái đoàn gồm 22 người, dẫn đầu là nhà Yoga Ấn Độ Maharashtra cùng hiệp hội Yoga Đài Loan, hôm 13/10 đã đến thăm Nhà Bảo tàng tôn giáo thế giới tại Đài Loan. Ông nói: “Thật tuyệt vời, khắp nơi trong Nhà bảo tàng tôn giáo thế giới này đều có thể nhận ra Phật pháp thực tiễn”. Ông khẳng định, con người cần có sự hợp thành giữa tình yêu và hòa bình. Maharashtra còn tán dương pháp sư Tâm Đạo đã xây dựng Nhà Bảo tàng tôn giáo thế giới cho người dân, có cơ hội hiểu được niềm tin và văn hóa của nhau. “Bảo tàng không chỉ chia sẻ ý nghĩa lịch sử phát triển tôn giáo, mà còn góp phần vào công cuộc khai phát tâm linh, trí tuệ”- ông nói với hy vọng có nhiều người đến thăm Nhà Bảo tàng tôn giáo thế giới, vì nó sẽ mang lại tầm nhìn mới cho cuộc sống con người. (Theo 093.org.tw)

tinvan 2.jpg

Úc: Chủ nhật ngày 18/10, 41 em học sinh trong độ tuổi từ 3 đến 12, được ba mẹ dẫn đến chùa Nam Thiên, tham dự lớp Anh văn Phật học thiếu nhi. Tại đây, chương trình lên lớp của các em vào ngày chủ nhật gồm các môn: Phật học thường thức, lễ nghi Phật môn, câu chuyện Phật đà, hát nhạc Phật giáo, vẽ, thư pháp. Ngoài ra, các em còn được quý sư dạy các nghi thức xưng tán Tam bảo, học tam quy, ngũ giới, tọa thiền... Trong số phụ huynh cùng đi theo, có người còn hoan hỷ tham dự và chia xẻ cùng các em tại quán Thiền trà. Phương châm của lớp Phật học thiếu nhi này là học tập để trưởng thành, tăng thêm tình cảm giữa cha mẹ và con cái. (Theo Nhân gian thông tấn xã).

tinvan 3.jpg

tinvan 4.jpg

Canada: Để tiếp tục phát triển việc đọc các loại sách báo Phật giáo nhân gian, pháp sư Diệu Mục đã tổ chức giảng giải cho các hội viên lãnh đạo giảng đường Vancouver biết cách duyệt đọc các sách Phật giáo. Hơn 60 người tham dự và thảo luận thứ tự cách đọc văn chương và kinh điển với phương pháp lắng nghe, suy nghĩ, tu học, chứng đắc (văn, tư, tu, chứng) và sau đó tiến hành giao lưu. Buổi giảng mong mỏi những người đọc sách Phật giáo cần có tâm trách nhiệm và bao dung khi đọc những giáo lý Phật dạy, nhằm thấy được căn nguyên sinh tử của chính mình cũng như mọi hiện tượng luân hồi trong vũ trụ. Cuối cùng là phải biết đọc sách để học và nghiền ngẫm, trở thành người đúng nghĩa; đọc những sách Phật dạy để sáng tỏ một quan điểm, ngộ một điểm duyên, hiểu một niệm tâm.(Thông tấn xã nhân gian)

tinvan 5.jpg

Ấn Độ: Ngày 11/10, Hội thảo với chủ đề “Phương thức sinh hoạt Phật giáo vùng Đông Bắc Ấn Độ” diễn ra trong 3 ngày đã kết thúc. Hội thảo lần này khuyến khích người dân tìm hiểu Phật pháp, do hội đồng nghiên cứu triết học Ấn Độ đại học Nalanda, New Delhi và quỹ giáo dục Triputa Bahujana cùng tổ chức. Tại hội nghị, tiến sĩ Ravindra, giám đốc đại học Nalanda nói: “Phật giáo chính là nghệ thuật sống. Nếu như chúng ta có thể làm theo lời Phật dạy, chúng ta sẽ tận hưởng cuộc sống yên bình và hài hòa, chúng ta sẽ chia xẻ với người khác nhiều hơn, khiến mình trở thành người tốt hơn”.(New Kerala)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày