Tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ xây dựng cho cộng đồng Tây Tạng

Trong khi nhiều tổ chức phi lợi nhuận đề ra mục tiêu  thực hiện những công trình xây dựng cho những ai đang cần, một tổ chức còn non trẻ đặt cơ sở ở Brooklyn muốn mang lại sự trợ giúp về kiến trúc và xây dựng cho một nhóm người được cho là còn lạc hậu,  đó là cộng đồng người Tây Tạng đang sống ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Được đặt tên là Kiến trúc cho Tây Tạng, nhà thiết kế người Mỹ John Ullman đã thành lập một tổ chức bất vụ lợi được đăng kiểm sau khi viếng thăm một ngôi làng nhỏ của Tawang trên dãy Hi Mã Lạp Sơn. Động cơ đầu tiên cho chuyến đi của ông không phát xuất từ bất kỳ tham vọng to lớn nào, điều ông muốn là  đáp ứng những nhu cầu về phục vụ cộng đồng như một phần trong  Chương trình Phát Triển Khu Vực của NCARB (Hội đồng quốc gia về kiểm định chất lượng kiến trúc), ông giải thích. Tuy nhiên, trong khi giảng dạy  về kiến trúc cơ bản và làm việc trong những dự án lớn, ông đã không thể không lưu tâm đến  một cô nhi viện tại địa phương mà  “rất cần thiết phải có được một ngôi trường mới”. Khi sắp kết thúc chuyến đi 2 tuần của mình vào tháng 3/2007, ông  đã hứa sẽ xây dựng một công trình như vậy. “Và một khi bạn đã hứa với 150 đứa trẻ, bạn cần phải làm thật tốt” ông nói.

ando.jpg

Trở lại quê hương tại New York, người đàn ông 40 tuổi thành lập tổ chức Kiến Trúc cho Tây Tạng vào tháng 6/2008, bốn tháng sau ông nghỉ việc tại Công ty Kiến Trúc Andrew Fredman, nơi ông từng làm việc trong những tòa nhà sang trọng tại Upper East Side, để dành toàn bộ thời gian cho tổ chức của mình. Trong khi hoàn thành Chương trình Phát Triển Khu Vực, ông  đã hoãn lại những kỳ thi lấy giấy phép của mình cho đến khi tổ chức của ông đã có nền tảng vững chắc,  cũng vào thời gian đó, chương trình Kiến Trúc cho Tây Tạng qui tụ thêm những kiến trức sư đã được cấp giấy phép làm cố vấn là Evan Akselrad và Brent Porter.

Đề án đầu tiên của tổ chức là Trung tâm giáo dục trẻ em mồ côi Manjushshree. Có thể hình dung trung tâm vừa là một trường học vừa là một nơi sinh hoạt cộng đồng, gồm hai tầng, có diện tích 10.000 foot vuông với tiện nghi là những lớp học nội trú, thư viện, phòng vi tính, thí nghiệm, phòng đa chức năng, cùng với sự  trang bị một hệ thống địa nhiệt để sưởi ấm bằng bức xạ. Ullman lưu ý thêm tại Tawang, “người dân phải trải qua tám tháng mùa đông, ba tháng mùa mưa”, phần lớn thời gian của họ là ở trong nhà. “Công trình xây dựng này sẽ là cách giúp họ duy trì  những hoạt động hằng ngày của mình trong suốt năm”, ông ta nói.

Ando 1.jpg

Mặc dù tổ chức vẫn còn trong giai đoạn hình thành, Ullman mong muốn dự án sẽ  bắt đầu được xây dựng vào giữa tháng Ba năm 2010. Ước tính tòa nhà  học tập chính sẽ có chi phí khoảng 200.000 Mỹ kim, giai đoạn thứ hai bao gồm những lớp học đơn lập cũng đang được  xúc tiến. Chương trình Kiến trúc cho Tây Tạng đang lên kế hoạch tìm những nhà tài  trợ vào mùa thu này cho đến mùa xuân năm sau. Ullman cho biết những mạnh thường quân giàu có  trong hội đồng thành lập dự án bao gồm  kiến trúc sư Daniel Libeskind, Phật tử nổi tiếng Robert Thurman và cô con gái rượu của ông, Uma Thurman.

Dự án đầu tiên của tổ chức là xây dựng Trung Tâm giáo dục trẻ mồ côi Manjushree, sẽ được xây dựng tại một ngôi làng nhỏ trên dãy Hi Mã Lạp Sơn.

ando 2.jpg

Về lâu dài, dự án Kiến Trúc cho Tây Tạng hướng đến xây dựng những tiện nghi giáo dục tương tự cho những cộng đồng Tây Tạng khác. Tại thời điểm hiện tại, mối quan tâm hàng đầu của Ullman là thực hiện kế hoạch về dự án Tawang càng sớm càng tốt để chứng tỏ rằng tổ chức của ông có khả năng làm điều này. “Mọi nguồn ủng hộ đã sẵn sàng”, ông nhấn mạnh, những kiến trúc sư, kỹ sư, và những chuyên gia về xây dựng của hai nước Mỹ và Ấn Độ đều đã cùng nhau thảo luận về dự án. Khi mọi người cùng bắt tay vào việc, đó là một  đặc ân thật tuyệt vời”                                                  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày