Tôi ăn chay

GN - Nhiều bạn bè hỏi tôi, nếu muốn tu theo con đường nhà Phật thì phải làm những gì, có phức tạp quá không, tôi đều trả lời rằng: chỉ cần bạn thành tâm mong muốn, không cần quá phức tạp đâu. Với tôi, đó là ăn chay.

anchay.jpg

Chuyện tôi ăn chay cũng rất tình cờ, tình cờ như một cái duyên thôi. Vì đó chính là tinh thần từ bi của Phật giáo, là việc đơn giản, dễ làm nhất đối với mỗi con người chúng ta nếu muốn đi trên con đường Phật tử. Chúng ta chỉ là người bình thường, nhưng chúng ta có sự thành tâm, chúng ta đem cả tấm lòng vào những sự chỉ dạy của Đức Phật.

Đến một ngày, thói quen ăn ở quán chay đã thành hoạt động yêu thích của tôi. Với tôi, ăn chay cũng chính là ta đang học theo Phật pháp một cách đơn giản nhất, tự nhiên nhất. Lời Phật dạy rằng, ăn chay nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải; không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người. Vâng, cũng đơn giản và không khó khăn thực hiện nếu chúng ta thành tâm, chúng ta học theo sự từ bi của Đức Phật.

Thật ra, câu chuyện của tôi cũng chỉ có như vậy, và tôi bắt đầu thói quen ăn chay. Đó cũng là một cách để học Phật pháp. Đến một ngày, tôi đã được nghe câu chuyện về ăn chay, rằng đó tuy chỉ là hoạt động ăn uống hàng ngày của con người nhưng nếu tuân theo thì chúng ta cũng đã tiến được một bước trên con đường tu. Ăn chay chính là để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Đã là sự sống thì không nên ăn thịt lẫn nhau, nếu hiểu được điều đó cũng chính là ta đang tiến bước trên con đường tu theo Phật pháp.

Trong vấn đề ăn chay, càng tìm hiểu tôi lại vỡ ra nhiều điều. Ăn chay không chỉ là một hoạt động bình thường mà còn nhiều điều ẩn chứa trong nó. Tại sao lại có nhiều người nổi tiếng trên thế giới lựa chọn ăn chay dù họ có thừa điều kiện để ăn những món sơn hào hải vị, dù họ không mang trong mình, hoặc không nghĩ đến con đường tu hành theo Phật pháp? Ví dụ như nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý Léonard da Vinci hay nhà khoa học Benjamin Franklin, các ông đều là những danh nhân nổi tiếng và có vị trí trong lịch sử nhân loại, và họ đều ăn chay. Họ ăn chay vì sức khỏe của họ và bảo vệ môi trường, và để giải thích việc này, tôi cho rằng có thể họ không tu theo Phật nhưng trong lòng họ có sự từ bi giống với giáo lý nhà Phật, dù là ăn chay vì lý do nào nhưng quan điểm sống của họ ít nhiều giống với một số điều Phật dạy.

Nếu ta là một người bình thường, ta có thể học theo tấm gương ăn chay của những danh nhân trên, và từ đó cảm thấy việc ăn chay gần gũi với chúng ta hơn.

Với tôi, ăn chay phải đi kèm với tu tâm dưỡng tính, đó cũng là học theo lời Phật dạy. Có thể con người tôi cũng không quá tốt đẹp, nhưng “tốt được bao nhiêu là đáng quý bấy nhiêu”. Ăn chay không phải là sự giải thoát, cần phải theo các pháp tu khác chứ không chỉ mỗi ăn chay. Nhưng ăn chay chính là hoạt động cơ bản nhất, nhưng cũng là việc quan trọng trên con đường tu theo Phật pháp. Đó chính là sự thay đổi, sự tiến bộ trong suy nghĩ của mỗi con người, sự tốt đẹp trong tâm chúng ta.

Với tôi, ăn chay là một việc quan trọng để bước trên con đường Phật pháp. Tuy chỉ là bữa ăn hàng ngày nhưng việc ăn chay không phải là điều xuất phát từ ham thích hay muốn khoe khoang. Hơn nữa ăn chay rất tốt cho sức khỏe, điều đó đã được khoa học chứng minh, và ăn chay cũng là cách để lòng của ta bình tâm lại, cũng để chúng ta thêm sáng suốt trong cuộc sống.

Đinh Thành Trung

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày