TP.HCM: Ấn tượng hội thi văn nghệ mừng Vesak

GN - Chưa bao giờ không khí hân hoan đón mừng Đại lễ Phật đản qua một đợt thi văn nghệ Phật giáo lại nhộn nhịp tưng bừng thu hút đông Phật tử tham gia đến vậy.

Có những Phật tử diễn viên mới 8 tuổi, và cả những Phật tử diễn viên nghiệp dư tuổi đã vào hàng “xưa nay hiếm”. Có những tiết mục mà sân khấu không còn chỗ trống vì số lượng diễn viên tham gia biểu diễn quá tải. Các tiết mục được dàn dựng công phu về ý tưởng, chuẩn bị tốt về trang phục, có nội dung theo đúng chủ đề…

Đó là Hội thi văn nghệ Phật giáo quần chúng chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc PL.2558 - DL.2014 do Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM tổ chức, ở hai cấp quận/huyện và thành phố.

1 lua thieng 4.jpg

Sử ca Đạo vàng của GĐPT Giác Hạnh đoạt giải nhất thể loại kịch - hoạt cảnh

Hội thi văn nghệ lần này có rất nhiều đơn vị tham gia. Từ vòng loại đã có trên 150 tiết mục của 24 quận huyện tại TP.HCM. Các nhóm tiết mục đầy đủ các thể loại như đơn ca, song ca, hợp xướng, múa, kịch, ca cổ, trích đoạn cải lương,... vòng bán kết có 64 tiết mục tham gia, Ban Giám khảo (BGK) và Ban Tổ chức (BTC) đã chọn ra 30 tiết mục vào chung kết.

“Có thể nói, đây là lần đầu tiên mức độ quy mô của cuộc thi được diễn ra trên sự mong đợi của BTC so với các năm trước. Điều này thể hiện ở sự đầu tư nghiêm túc và tinh thần phục vụ không mệt mỏi đã giúp các đội đạt đến sự chuyên nghiệp cao. Các chùa đã dàn dựng một cách công phu, kỹ lưỡng, cả về nội dung trang phục. Nhiều tiết mục đã làm sôi sục nhiệt huyết yêu nước của người xem, các hoạt cảnh tái hiện lại lịch sử Đức Phật thật sống động. Có nhiều tiết mục do sân khấu chưa đủ chuyên nghiệp nên không thể hiện hết độ hoành tráng. Chất lượng của các tiết mục tham gia hội diễn ở các giai đoạn về sau càng ngày càng hay do có dàn dựng thêm chi tiết mới giúp BGK cũng như khán giả càng xem càng thấy thú vị”, TT.Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, Phó Trưởng ban Thường trực BTC cho biết.

Sau đêm chung kết sẽ chọn ra 8 tiết mục đặc sắc nhất để biểu diễn cùng với các ca sĩ chuyên nghiệp tại Nhà hát Hòa Bình vào ngày 3-5. Nhiều vị giám khảo đã rất cân nhắc khi chọn các tiết mục vào vòng trong. Giảng viên thanh nhạc Thanh Bằng, đại diện BGK trong đêm bán kết phát biểu: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia chấm điểm cho một cuộc thi văn nghệ Phật giáo, mặc dù ở bên ngoài tôi cũng đã tham gia chấm điểm cho nhiều cuộc thi. Chấm thi văn nghệ Phật giáo thật sự khó khăn, bởi ngoài khả năng âm nhạc, còn phải căn cứ vào nội dung và đặc biệt là cái tâm, tấm lòng của người diễn viên Phật tử. Ở đây các bạn biểu diễn quá hay. Nếu được phép, có lẽ tôi sẽ chọn hết tất cả các tiết mục”.  

Chuyên nghiệp trong biểu diễn

Có những tiết mục của các em diễn viên Phật tử nhí làm cho khán giả phải lặng người, bởi chất giọng quá hay. Có những hoạt cảnh tái hiện lịch sử làm cho lòng người xúc động, có những vũ điệu mà ý tưởng khá độc đáo, mới lạ làm sân khấu sáng bừng lên.

1 lua thieng.jpg


Múa Lửa đỏ hóa sen vàng của chùa Vĩnh Nghiêm đoạt giải nhất

“Các tiết mục biểu diễn năm nay hầu hết đều rất hay. Trình độ cao hơn hẳn so với các năm. Đặc biệt có những tiết mục dàn dựng sáng tạo mới lạ chưa từng có như Lửa đỏ hóa sen vàng của GĐPT Vĩnh Nghiêm, hoạt cảnh Sử ca đạo vàng của GĐPT Giác Hạnh”, nhạc sĩ Giác An chia sẻ.

Với niềm hạnh phúc khó diễn đạt, nhạc sĩ Quý Luân bày tỏ: “Tôi xin chân thành cảm ơn các Phật tử diễn viên ngày hôm nay, đã cho chúng tôi xem một chương trình thật sự ý nghĩa, xúc động. Các bạn đã thể hiện rất rõ cái tâm của người con Phật dâng lên cúng dường Đấng Từ Phụ. Trong mỗi vòng thi, chúng tôi thấy các diễn viên Phật tử ngày một trưởng thành hơn so với các vòng sơ khảo ban đầu, xứng đáng là diễn viên tương lai cho Phật giáo”.

Nhiều khán giả khi được hỏi cũng đã bày tỏ những cảm xúc đồng điệu: “Tuy chỉ là “cây nhà lá vườn” nhưng các bạn biểu diễn như các diễn viên chuyên nghiệp. Các tiết mục năm nay quá hay, quá đặc sắc. Số lượng người tham gia biểu diễn rất đông, rất rộn ràng, hoành tráng cùng với trang phục cũng rất đẹp”, chị Minh Nguyệt, Phật tử chùa Từ Tân, Q.Tân Bình chia sẻ trong niềm hân hoan.

1 lua thieng 5.jpg

Hợp xướng Vesak thiêng liêng của GĐPT Từ Tân đoạt giải nhất

1 lua thieng 3.jpg

Mẹ từ bi của chùa Bát Nhã, Q.Bình Thạnh đồng giải nhất - tân nhạc

Mặc dù nhiều tiết mục không được vào vòng trong nhưng tất cả đều rất hân hoan vì đã đóng góp cho sự thành công của Hội thi văn nghệ chào mừng Đại lễ Vesak LHQ 2014 lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam.

Đó cũng chính là tâm nguyện mà HT.Thích Thanh Hùng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban HDPT T.Ư, Phó Trưởng BTC chia sẻ trong đêm chung kết hội thi. “Đây là cơ hội để tạo thành nét đẹp, sắc hương dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Sự cúng dường thanh cao này không đòi hỏi vào điểm số, không đòi hỏi vào điều kiện này, điều kiện khác mà cần tấm lòng, đó là niềm vinh hạnh nhất cho chúng ta, là cơ hội để cúng dường Đức Phật trong ngày lễ trọng đại này”.

Tối nay, 3-5, trao giải hội thi văn nghệ

Đêm diễn văn nghệ trao giải sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ tại Nhà hát Hòa Bình (số 240 - 242 đường 3/2, P.12, Q.10, TP.HCM).

Theo đó, 20 tiết mục được chọn trao giải, với 5 nhóm thể loại: múa, tân nhạc, ca cổ - cải lương, kịch - hoạt cảnhhợp xướng (xem thêm tin về các giải đã được chấm TẠI ĐÂY).


Như Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.

Thông tin hàng ngày