TP.HCM: Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Phật đản

GNO - Nhân mùa Phật đản PL.2562, sáng nay, 27-5 (13-4-Mậu Tuất), bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm trưởng phái đoàn đã đến Văn phòng Ban Thường trực HĐTS phía Nam (thiền viện Quảng Đức, quận 3, TP.HCM) thăm, chúc mừng Phật đản đến chư tôn giáo phẩm HĐCM, Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam.

ANHBT (6).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn tiếp thân mật bà Chủ tịch Quốc hội

Cùng phái đoàn có ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên - nhi đồng Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP; Nguyễn Hữu Hiệp, Trưởng ban Dân vận Thành ủy; bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP; ông Lê Hoàng Vân, Phó ban Tôn giáo TP…

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; HT.Thích Huệ Minh, UVTT HĐTS, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS phía Nam (Văn phòng II TƯGH) tiếp đón thân mật phái đoàn.

ANHBT (4).JPG

Bà Chủ tịch Quốc hội chào chư tôn đức HĐTS tại buổi tiếp

ANHBT (7).JPG
Buổi tiếp thân mật diễn ra tại Văn phòng Thường trực HĐTS phía Nam - thiền viện Quảng Đức

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, bà Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong không khí Tăng Ni, Phật tử cả nước hân hoan kính mừng Đức Phật đản sanh, bà thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ… đến thăm, chúc mừng Phật đản PL.2562 đến chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN phía Nam. Bà kính chúc Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN luôn dồi dào sức khỏe để lãnh đạo Giáo hội, chăm lo việc đạo nhằm đóng góp, xây dựng TP.HCM và đất nước.

“Tôi rất xúc động và vui mừng được Đảng, Nhà nước cử đến thăm chư tôn giáo phẩm HĐCM, lãnh đạo HĐTS GHPGVN phía Nam, xin dành sự trân trọng, lời chúc mừng tốt đẹp nhất gởi đến chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, lãnh đạo HĐTS GHPGVN nhân Đại lễ Phật đản PL.2562”, bà Chủ tịch Quốc hội chúc mừng.

Bà Chủ tịch Quốc hội cũng dẫn lời của thủ tướng Ấn Độ Mori về giá trị của giáo lý Đức Phật hiện diện ở Việt Nam hơn 2.000 năm qua và vẫn giữ nguyên các giá trị cho đến hôm nay. Bà cũng thân mật bày tỏ vinh dự khi bản thân đã đại diện nhân dân, Phật tử Việt Nam hai lần được nâng trên tay báu vật tâm linh - xá lợi của Đức Phật.

Chủ tịch Quốc hội đã ghi nhận, Phật giáo Việt Nam hơn 2.000 năm qua đã luôn thể hiện tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, gắn bó làm lợi lạc cho nhân dân, đất nước trên tinh thần “tốt đạo đẹp đời”. Đảng, Nhà nước luôn ghi nhận sự đóng góp của Tăng Ni, Phật tử GHPGVN qua các chương trình hoạt động Phật sự, đóng góp trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, giúp xóa đói giảm nghèo… cho nhân dân, tín đồ, Phật tử.

Bà Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với vai trò của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam thực hiện, áp dụng giáo lý của Đức Phật vào đời sống, triển khai các chương trình hoạt động Phật sự hiệu quả để đóng góp, xây dựng TP.HCM, đất nước ngày càng văn minh, tốt đẹp. Lãnh đạo GHPGVN hướng dẫn nhân dân, tín đồ, Phật tử hướng đến cuộc sống thiện lành, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một lần nữa, bà Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2562 an lạc đến chư tôn giáo phẩm HĐCM; Hòa thượng Chủ tịch HĐTS, chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, cùng Tăng Ni, Phật tử cả nước.

ANHBT (8).JPG

HT.Thích Thiện Nhơn cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ...

Thay mặt GHPGVN, HT.Thích Thiện Nhơn đã cảm ơn sự quan tâm của phái đoàn đại diện Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận… trong mùa Phật đản PL.2562 đối với GHPGVN. Hòa thượng cho biết, ngày nay GHPGVN cũng như Phật giáo trên toàn thế giới đã thấm nhuần tư tưởng, giáo lý của Đức Phật đề ra trên cơ sở 5 nguyên tắc, đó là từ bi, trí tuệ, bình đẳng, nhân bản và giác ngộ. Tư tưởng của Đức Phật mang tính gần gũi, gắn với cuộc đời của con người trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, từ khi Phật giáo có mặt, trải qua trên 2.000 năm, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc trong suốt thời kỳ lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc có lúc thịnh, lúc suy nhưng lúc nào Phật giáo cũng là tôn giáo của dân tộc Việt Nam và không thể tách rời. Do đó, Phật giáo Việt Nam đứng vững trong lòng dân tộc Việt Nam.

Từ khi thống nhất Phật giáo Việt Nam, năm 1981 đến nay, GHPGVN luôn thực hiện theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, GHPGVN đã hoàn thành xuất sắc các công tác Phật sự trong các kỳ Đại hội đề ra và Tăng Ni, Phật tử hoàn toàn tin tưởng. GHPGVN luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và các ban, ngành trung ương, địa phương nên hoàn thành Phật sự với kết quả tốt đẹp.

ANHBT (9).JPG

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng chư tôn đức HĐTS

“GHPGVN vô cùng hoan hỷ, trân trọng sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và các ban, ngành trung ương, địa phương, chúng tôi ghi nhận công đức này.

Hôm nay, nhân kỷ niệm lần thứ 2642 năm Đức Phật đản sanh và là ngày vui của Phật giáo đồ trên toàn thế giới, trong đó có GHPGVN. Thay mặt Ban Thường trực HĐTS, thường trực HĐTS phía Nam, tôi chân thành cảm ơn bà Chủ tịch Quốc hội và các vị trong phái đoàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận, các ban, ngành TP đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2562. Tôi chúc các vị nhiều sức khỏe và đạt được thành tựu hơn nữa trên các lĩnh vực mình công tác”, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN phát biểu.

ANHBT (10).JPG

HT.Thích Thiện Nhơn tặng tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tới bà Chủ tịch Quốc hội

ANHBT (11).JPG
Tặng tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức đến bà Phó Bí thư Thành ủy TP

ANHBT (12).JPG
Bà Chủ tịch Quốc hội niêm hương tại lễ đài Phật đản thiền viện Quảng Đức

ANHBT (1).JPG
Chụp ảnh lưu niệm tại Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày