TP.HCM còn 150.000 ca mắc Covid-19 chờ Bộ Y tế xác nhận?

Nhân viên y tế phát túi thuốc, hướng dẫn ca F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM - Ảnh: Độc Lập
Nhân viên y tế phát túi thuốc, hướng dẫn ca F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM - Ảnh: Độc Lập
0:00 / 0:00
0:00
Thống kê của ngành y tế TP.HCM xác định khoảng 150.000 ca có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19 chưa được cấp mã số để quản lý. Điều này có nghĩa số ca mắc thực tế sẽ cao hơn rất nhiều so với con số Bộ Y tế đã công bố vừa qua.

Ngày 26-9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn đề nghị Bộ Y tế về việc công nhận và cấp mã số cho người bệnh có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với Covid-19.

Văn bản do ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM ký, nêu trong thời gian cao điểm chống dịch Covid-19, TP đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên nhằm phát hiện sớm các ca mắc đưa vào cách ly, chăm sóc và điều trị. Theo đó, từ ngày 20-8 đến nay, thành phố ghi nhận khoảng 150.000 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19.

Tuy nhiên, số ca bệnh này, theo ngành y tế TP.HCM, chưa được cấp mã số để quản lý do hướng dẫn của Bộ Y tế "chỉ cấp mã số cho trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định RT-PCR dương tính".

Để có cơ sở báo cáo chính thức số ca test nhanh dương tính, Sở Y tế thành phố đề nghị Bộ Y tế chấp thuận cho thành phố công bố người có kết quả test nhanh dương tính được khẳng định là bệnh nhân Covid-19. Đồng thời, cấp mã số cho người có kết quả test nhanh dương tính để thành phố quản lý bằng mã số quốc gia.

Vậy con số 150.000 ca test nhanh dương tính này đã nằm trong tổng số ca mắc Covid-19 mà Bộ Y tế công bố hay chưa? Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 27-9, một lãnh đạo Sở Y tế thành phố khẳng định con số 150.000 này chưa nằm trong tổng số 372.202 trường hợp mắc Covid-19 được bộ công bố từ ngày 27-4 đến nay (cập nhật đến sáng 27-9).

Như vậy, nếu con số này được Bộ Y tế công nhận, số ca mắc Covid-19 của thành phố sẽ tăng lên là 522.202 ca (tăng 40% so với số công bố).

"150.000 ca này thực tế ngành y tế thành phố vẫn ghi nhận quản lý đầy đủ lâu nay, bệnh nhân được chăm sóc, phát túi thuốc điều trị bình thường. Thành phố vẫn báo cáo nhưng việc để được Bộ Y tế cấp mã số công nhận thì chưa" - vị lãnh đạo này nói.

Về nguyên nhân, theo vị này, giai đoạn khoảng từ giữa tháng 8-2021, số F0 phát hiện bằng test nhanh của thành phố rất lớn. Lúc bấy giờ bệnh nhân rất đông, không thể đủ nguồn lực thực hiện xét nghiệm RT-PCR ngay cho tất cả, do đó buộc phải công nhận test nhanh dương tính là F0 để kịp thời cách ly, điều trị.

Và kế hoạch này được bộ phận thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM thông qua bằng văn bản, cho phép "kết quả test nhanh dương tính được ghi nhận là F0 đối với các trường hợp được chỉ định cách ly tại nhà".

"TP.HCM không hề giấu giếm gì số ca này cả. Số F0 này thành phố vẫn nắm báo cáo, và việc phát các gói thuốc điều trị đều dựa vào danh sách này, chỉ có điều chưa được công nhận vào danh sách số ca của quốc gia" - vị đại diện này cho biết.

Theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp được xác định là F0 khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Đối với các trường hợp test nhanh dương tính, theo quy trình sẽ được xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR để khẳng định, trước khi công bố.

Sẽ giúp TP.HCM giải quyết nhiều vấn đề

Trong báo cáo về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM mới đây, ngành y tế thành phố đánh giá tỉ lệ tử vong cộng dồn tính đến thời điểm ngày 15-9 của TP là 4,16% (tính trên tổng số trường hợp F0 được xác định bằng kết quả RT-PCR, chưa tính các F0 có kết quả test nhanh dương tính đang cách ly tại nhà).

Trong số các ca tử vong tại bệnh viện, tổng số ca tử vong tại các bệnh viện thuộc tầng 2 nhiều hơn các bệnh viện tầng 3, tuy nhiên tỉ lệ tử vong trong các bệnh viện tầng 3 cao hơn tầng 2 (chiếm 33,3% so với 4,5%).

Như vậy, nếu được Bộ Y tế công nhận 150.000 ca trên sẽ giúp thành phố giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó kéo giảm tỉ lệ tử vong đáng kể, xuống còn khoảng 2%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ti lệ mắc Covid-19 tử vong của thế giới dao động từ 2,1 - 4,4%.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày