TP.HCM: Cử hành trọng thể nghi thức Tắm Phật, mở đầu tuần Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Lễ Tắm Phật là nghi thức truyền thống thiêng liêng, mở đầu cho chuỗi các hoạt động của tuần Đại lễ Phật đản PL.2566
Lễ Tắm Phật là nghi thức truyền thống thiêng liêng, mở đầu cho chuỗi các hoạt động của tuần Đại lễ Phật đản PL.2566
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đúng 6 giờ sáng nay, mùng 8-4-Nhâm Dần (8-5-2022), tại lễ đài chính của Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự (quận 10), lễ Tắm Phật đã được trọng thể cử hành, mở đầu cho tuần Đại lễ Kính mừng Phật đản sinh Phật lịch 2566.

Xem bản tin video của Giác Ngộ TV

Tham dự buổi lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; chư vị Trưởng lão Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh: Hòa thượng Thích Giác Tường, Hòa thượng Thích Viên Minh; chư vị giáo phẩm Thành viên Hội đồng chứng minh: Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Hòa thượng Thích Như Tín.

Cung nghinh đức Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN cùng chư tôn đức giáo phẩm quang lâm cử hành nghi thức Tắm Phật

Cung nghinh đức Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN cùng chư tôn đức giáo phẩm quang lâm cử hành nghi thức Tắm Phật

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Thiện Tâm - đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II; Hòa thượng Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Tịnh độ tông Nhật Bản, Chứng minh Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, cùng chư tôn đức các ban, viện Trung ương, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo các quận, huyện và TP.Thủ Đức; Tăng Ni các tự viện và Phật tử đại diện các đạo tràng đồng tham dự.

Sau hơn 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động của Đại lễ Phật đản PL.2566 được tổ chức trở lại dưới hình thức tập trung, tạo niềm hân hoan cho toàn thể Tăng Ni, Phật tử khắp nơi

Sau hơn 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động của Đại lễ Phật đản PL.2566 được tổ chức trở lại dưới hình thức tập trung, tạo niềm hân hoan cho toàn thể Tăng Ni, Phật tử khắp nơi

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của Covid-19, các nghi lễ tôn giáo cộng đồng tập trung đông người phải tạm dừng, chuyển sang hình thức trực tuyến, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 với chuỗi các hoạt động tâm linh, thuyết giảng, văn hóa, an sinh xã hội và môi trường, trong đó có lễ Tắm Phật thiêng liêng được tổ chức trở lại, tạo niềm hân hoan cho người con Phật ở khắp mọi nơi.

Lễ Tắm Phật, còn gọi Mộc dục, là nghi lễ truyền thống trong Đại lễ Phật đản. Nghi lễ này phổ biến trong hầu hết các truyền thống Phật giáo, với ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính của người con Phật dâng lên Đức Thế Tôn.

Kinh Phổ diệu thuật lại khung cảnh khi Thái tử Tất-đạt-đa đản sanh dưới gốc Vô ưu trong vườn Lâm-tỳ-ni, đại địa chấn động sáu cách, âm nhạc trỗi lên từ hư không, hương hoa rải xuống cúng dường. Các vị trời Đế thích, Phạm thiên giáng hạ mang theo hương hoa, lại có chín rồng từ trên trời phun nước xuống tắm rửa cho Ngài.

Hay như trong kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, thuộc Trung bộ, cũng ghi lại rằng khi Thái tử đản sanh, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng, tắm rửa sạch sẽ cho kim thân của Ngài.

Kim thân Đức Phật sơ sinh tôn trí trong lễ Tắm Phật

Kim thân Đức Phật sơ sinh tôn trí trong lễ Tắm Phật

Với ý nghĩa đó, trong nghi lễ Tắm Phật, các loại nước thơm sạch, ướp hương hoa được sử dụng để rưới lên tôn tượng Đức Phật sơ sanh. Ngoài mục đích cúng dường, kỷ niệm ngày khánh đản của Đức Phật, nghi lễ này còn chứa đựng ý nghĩa về sự tẩy trừ trần lao phiền não, làm thanh tịnh ba nghiệp, hướng con người đến an vui, nuôi dưỡng thân tâm, vun bồi công đức.

Đối với các nước Á Đông có truyền thống Phật giáo lâu đời như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nghi lễ Tắm Phật - Mộc dục đã được tổ chức xuyên suốt hàng nghìn năm và duy trì đều đặn cho đến tận ngày nay.

Riêng Việt Nam, sử sách còn ghi nhận lại lịch sử lâu đời của nghi lễ Tắm Phật. Đặc biệt vào thế kỷ XI, dưới thời Lý, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, với ảnh hưởng sâu rộng từ cung đình cho đến dân gian, lễ Tắm Phật trở thành một pháp hội được tổ chức với quy mô to lớn, trang nghiêm.

Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại sự kiện vào năm 1072, ngay sau khi vừa lên ngôi, vào ngày mồng 8 tháng Tư, hoàng đế Lý Nhân Tông đã thân hành dự lễ Tắm Phật. Đến mùa thu năm 1105, nhà vua cho sửa lại chùa Diên Hựu bề thế, tráng lệ hơn. “Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, ngày mồng 8 tháng Tư, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức Tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường.”

Đức Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN thực hiện nghi thức Tắm Phật

Đức Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN thực hiện nghi thức Tắm Phật

Ngày nay, không chỉ giới hạn trong cộng đồng Phật giáo, Đại lễ Phật đản đã trở thành một lễ hội văn hóa, tâm linh với sức ảnh hưởng sâu rộng với quần chúng. Giữa bao tất bật, hối hả của xã hội hiện đại, mùa Phật đản như một nốt trầm sâu lắng, giúp con người có cơ hội trở về với nội tâm, thể nghiệm ý nghĩa cao cả của một đời sống hướng thượng, nuôi dưỡng tinh thần bằng chất liệu trong sáng, bình an nơi giáo lý Phật-đà.

Sau lễ Tắm Phật, vào mỗi tối, từ 19 giờ, tại Việt Nam Quốc Tự sẽ có các thời thuyết giảng Phật đản, kéo dài từ ngày mùng 8 đến rằm tháng Tư Âm lịch. Các buổi thuyết giảng cũng sẽ được truyền hình trực tuyến trên các nền tảng số của Báo Giác Ngộ, cổng thông tin điện tử của Giáo hội và Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM.

Lễ chính thức sẽ được cử hành vào lúc 6 giờ ngày rằm tháng Tư tại lễ đài chính Việt Nam Quốc Tự với sự tham dự của chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và Tăng Ni, Phật tử, đại diện lãnh đạo Trung ương, TP.HCM và các tôn giáo bạn.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

Lễ đài chính của Phật giáo TP.HCM thiết trí tại Việt Nam Quốc tự (quận 10) trong Đại lễ Phật đản PL.2566

Lễ đài chính của Phật giáo TP.HCM thiết trí tại Việt Nam Quốc tự (quận 10) trong Đại lễ Phật đản PL.2566

Ban Nghi lễ cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm cử hành lễ Tắm Phật

Ban Nghi lễ cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm cử hành lễ Tắm Phật

Chư tôn đức quang lâm lễ đài

Chư tôn đức quang lâm lễ đài

Chư vị giáo phẩm Hội đồng Chứng minh tham dự

Chư vị giáo phẩm Hội đồng Chứng minh tham dự

Niêm hương cúng dường khánh đản Đức Thế Tôn

Niêm hương cúng dường khánh đản Đức Thế Tôn

Đông đảo Phật tử các đạo tràng về tham dự

Đông đảo Phật tử các đạo tràng về tham dự

Hòa thượng Chủ tịch HĐTS thực hiện nghi thức Tắm Phật

Hòa thượng Chủ tịch HĐTS thực hiện nghi thức Tắm Phật

Lễ Tắm Phật là một nghi lễ phổ biến trong hầu hết các truyền thống Phật giáo

Lễ Tắm Phật là một nghi lễ phổ biến trong hầu hết các truyền thống Phật giáo

Theo kinh điển ghi lại, khi Thái tử Tất-đạt-đa đản sinh, từ trên hư không, chư Thiên hiện ra rải hoa cúng dường, lại có 9 con rồng phun nước tắm cho kim thân của Ngài

Theo kinh điển ghi lại, khi Thái tử Tất-đạt-đa đản sinh, từ trên hư không, chư Thiên hiện ra rải hoa cúng dường, lại có 9 con rồng phun nước tắm cho kim thân của Ngài

Cùng với ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ ngày bậc Đại Đạo sư xuất thế, nghi lễ Tắm Phật còn mang ý nghĩa về sự tẩy trừ phiền não, hướng con người đến an vui, giải thoát

Cùng với ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ ngày bậc Đại Đạo sư xuất thế, nghi lễ Tắm Phật còn mang ý nghĩa về sự tẩy trừ phiền não, hướng con người đến an vui, giải thoát

Chư tôn đức đồng dâng lời xưng tán Thế Tôn trong giờ phút thiêng liêng

Chư tôn đức đồng dâng lời xưng tán Thế Tôn trong giờ phút thiêng liêng

Phật tử tuần tự xếp hàng để thực hiện nghi thức Tắm Phật

Phật tử tuần tự xếp hàng để thực hiện nghi thức Tắm Phật

"Hôm nay được tắm cho Như Lai Trí tuệ quang minh công đức lớn...

"Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ quang minh công đức lớn...

... Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm Được thấy trần gian hiện Pháp thân"

... Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện Pháp thân"

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày