TP.HCM: Học viện tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XV

GNO - Thông báo trên do TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ký, phát hành ngày 26-5.

tuyen sin khoa 15.JPG

Hội đồng tuyển sinh Kỳ thi Cử nhân Phật học khóa XIV (2019-2023)

Theo đó, tất cả Tăng Ni đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có trình độ Phật học từ Trung cấp trở lên (một số trường hợp đặc biệt được xét miễn bằng Trung cấp Phật học: có bằng cử nhân thế học; thí sinh vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo) và Giới phẩm từ Sa-di/ Sa-di-ni trở lên đều có thể đăng ký dự thi.

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (cơ sở 1, số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. ĐT: 028.3847.8779) từ ngày 5-8-2020 đến hết ngày 5-9-2020.

Thời gian phát hành hồ sơ từ ngày 1-6-2020 tại Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (tại cả 2 cơ sở), hoặc trên website của Học viện (www.vbu.edu.vn). Lệ phí nộp hồ sơ 500 ngàn đồng.

Thí sinh nhận Giấy báo dự thi tại Văn phòng Học viện cơ sở 1 vào sáng thứ Sáu, ngày 11-9-2020.

Kỳ thi tuyển sinh sẽ diễn ra vào ngày 13-9-2020 (nhằm 26-7 ÂL) tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cơ sở 2 (số A13/14 Mai Bá Hương, ấp 4, xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) với 3 môn thi: Phật học (thời gian làm bài 120 phút); Văn học VN (thời gian 90 phút) và Sinh ngữ/ Cổ ngữ (90 phút) - có thể chọn 1 trong 3 môn tự chọn (Anh văn, Hán cổ hoặc Pali). Đối với thí sinh có bằng Cử nhân ngoại ngữ hoặc chứng chỉ B trở lên (thời gian trong 2 năm) được miễn thi môn Ngoại ngữ.

Kết quả thi tuyển sẽ được niêm yết tại Văn phòng Học viện, trên website của Học viện, Tuần báo Giác Ngộ và gởi trực tiếp đến thí sinh trúng tuyển qua đường bưu điện.


Thông báo cũng nêu rõ, Tăng Ni sinh trúng tuyển phải cư trú tại các tự viện thuộc GHPGVN. Nếu có nguyện vọng nội trú tại Học viện phải đánh dấu chọn trong Đơn đăng ký dự thi.

Tải thông báo bên dưới:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Giải tỏa oan ức

GNO - Tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này, ai cũng có nỗi lo, nỗi khổ, nhất là cảm giác bị oan ức là nỗi khổ lớn. Oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào.

Thông tin hàng ngày