TP.HCM: Lễ tưởng niệm HT.Thích Bửu Đăng

GNO - Sáng nay, 18-10 (nhằm 2-9-Canh Tý), tại chùa Linh Sơn Hải Hội (Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm 71 năm HT.Thích Bửu Đăng viên tịch.

1bd.JPG

Di ảnh HT.Thích Bửu Đăng tại chùa Linh Sơn Hải Hội

Chư tôn đức Chứng minh, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.Gò Vấp, chư tôn đức Tăng Ni trong quận và đại diện chính quyền đã thành kính dâng hương tưởng niệm.

Theo tiểu sử, HT.Thích Bửu Đăng thế danh Trần Ngọc Lang; sinh năm 1907 tại xã Bình Mỹ, tỉnh Gia Ðịnh, trong gia đình có truyền thống Phật giáo nhiều đời và được song thân cho phép ở chùa Vạn Đức từ thuở ấu thơ. Khi tuổi thiếu niên, ngài được bổn sư là HT.Thích Chánh Hòa cho phép thế độ xuất gia và đặt pháp danh là Hồng Lang. Năm 1924, tại chùa Giác Viên (Chợ Lớn) khai giới đàn Chúc Thọ, ngài thọ Cụ túc giới và được ban pháp hiệu là Bửu Ðăng, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40.

2bd.JPG

Chư tôn đức Hòa thượng dâng hương tưởng niệm

Sau khi thọ đại giới, ngài ở lại chùa Giác Viên tu học một thời gian. Khi trở về lại chùa Vạn Ðức, ngài được Bổn sư cử chức thủ tọa, thay thế Hòa thượng quản lý mọi công việc ở chùa trong 6 năm.

Năm 1931, ngài được cung thỉnh xây cất và trụ trì ngôi chùa tại làng Bình Hòa (Gia Ðịnh). Xây dựng xong, ngài đặt tên cho ngôi chùa là Hải Hội và hành đạo ở đây trong 9 năm.

Năm 1941, ngài làm đơn xin dời chùa Hải Hội từ làng Bình Hòa lên làng An Hội (tổng Bình Trị Thượng, Gò Vấp), với diện tích 2.500 m2. Ngôi chùa mới lấy hiệu là Linh Sơn Hải Hội, rộng rãi và khang trang hơn ngôi chùa cũ; có vườn tược để tự túc kinh tế cho đời sống tu hành.

Trong hoản cảnh đất nước loạn lạc dưới sự thống trị của thực dân Pháp, nhận thức rõ trách nhiệm của người tu sĩ Việt Nam, ngài đã “cởi áo Cà-sa khoác chiến bào”, tham gia kháng chiến chống Pháp trên tinh thần của một Bồ-tát đại sĩ.

Năm 1946, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ ra đời, do HT.Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng. Sau đó, Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh được thành lập, ngài được chư tôn đức cử làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Tường Quang, xã An Phú Ðông.

Năm 1947, giặc Pháp chuẩn bị càn quét vào chiến khu An Phú Ðông, Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Gia Định tổ chức cho các vị cán bộ nòng cốt di tản để tránh bị giặc bắt, riêng ngài vẫn ở lại bám trụ giữ vững cơ sở để làm đầu mối liên lạc và tiếp ứng cho chiến khu dưới vỏ bọc “Thủ tọa Lân” ở chùa Linh Sơn Hải Hội.

Năm 1948, trên đường từ trụ sở Hội Phật giáo Cứu quốc ở chùa Tường Quang trở về chùa Linh Sơn Hải Hội, do có sự chỉ điểm của mật thám, ngài bị giặc Pháp phục kích bắt giữ.

Sau 3 ngày bị tra khảo, ngài vẫn nhất quyết không cung khai bất cứ tin gì; giặc Pháp xử bắn ngài tại cầu Tham Lương (Hóc Môn). Sau khi được tin, Mặt trận Việt Minh và Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Gia Ðịnh đã làm lễ truy điệu ngài trọng thể.

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của ngài, sau khi thống nhất đất nước, Hòa thượng đã được Nhà nước truy tặng Bằng Tổ Quốc ghi công, Huân chương Độc lập hạng Nhì.

5bd.JPG
7bd.JPG
4bd.JPG
Chư tôn đức Tăng Ni và đại diện chính quyền địa phương đến dâng hương tưởng niệm
8bd.JPG
Quang cảnh buổi lễ tưởng niệm

Như Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tổ đình Vạn Thọ (Q.1) với cờ, hoa đầy sắc màu soi bóng bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Quảng Đạo

[Ảnh] Phật đản về trên các tự viện Q.1 và Q.8

GNO - Lễ đài Phật đản với cờ, hoa, băng-rôn, biểu ngữ đầy sắc màu được các tự viện trên địa bàn Q.1 và Q.8 thiết trí nhằm kính mừng ngày Đản sanh của Đức Phật cũng như tạo nên không khí vui tươi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Phật giáo quan trọng này.

Sắc màu Phật đản đặc trưng ở thiền môn xứ Huế cổ kính - Ảnh: QĐ/BGN

[Ảnh] Phật đản về trên cố đô Huế

GNO - Đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, lễ đài tại Quốc tự Diệu Đế - nơi cử hành lễ Mộc dục trước khi rước Phật đản sanh và lễ đài tại tổ đình Từ Đàm - nơi cử hành Đại lễ Phật đản của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, các công tác thiết trí đã và đang được hoàn thành một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Thông tin hàng ngày