TP.HCM thêm 3.956 ca nhiễm mới, 308 bệnh nhân tử vong

TP.HCM thêm 3.956 ca nhiễm mới, 308 bệnh nhân tử vong
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 10-8, Việt Nam ghi nhận 8.390 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 8.385 ca (giảm 938 ca so với hôm qua). Trong đó, 7.270 ca được phát hiện ở khu cách ly, phong tỏa (giảm 497 ca), 1.115 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 441 ca).

Số ca nhiễm trong nước hôm nay được ghi nhận ở 39 tỉnh thành, chủ yếu tại: TP.HCM (3.956), Bình Dương (1.325 ca), Long An (890), Đồng Nai (732), Nghệ An (128)...

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 129.751, Long An 11.292, Đồng Nai 9.189, Bắc Giang 5.742, Đồng Tháp 4.146, Hà Nội 2.140, Cần Thơ 1.956, Phú Yên 1.839, Đà Nẵng 1.667, Bình Thuận 1.245, Bến Tre 1.200, Trà Vinh 547, Ninh Thuận 513, Đăk Lăk 447, Sóc Trăng 434, Nghệ An 413, Kiên Giang 386, Hậu Giang 318, Hà Tĩnh 243, Gia Lai 243, Quảng Nam 202, Đăk Nông 158, Thừa Thiên Huế 156, Hải Dương 145, Lâm Đồng 140, Bạc Liêu 63, Thái Bình 57, Quảng Bình 51, Sơn La 49, Nam Định 13.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 224.147, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. Có 4.428 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 10-8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 80.348. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 491. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20.

Chiều nay, 10-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 388 ca tử vong (3758-4145). Trong đó, TP.HCM (308), Bình Dương (44), Long An (10), Đồng Tháp (5), Cần Thơ (4), Đồng Nai (4), Hà Nội (3), Tiền Giang (3), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Đà Nẵng (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1).

Ba nhóm người phải trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19

Hôm nay, 10-8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Trong văn bản mới này Bộ Y tế đã có những bổ sung, điều chỉnh các nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, nhằm phát hiện và phân loại các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Hướng dẫn mới vẫn phân chia người tiêm chủng thành 4 nhóm lớn, gồm: Đủ điều kiện tiêm chủng; Cần thận trọng tiêm chủng; Trì hoãn; và Chống chỉ định. Tuy nhiên, có những thay đổi trong từng nhóm.

Trước đây, có 5 phân nhóm người phải trì hoãn tiêm chủng, nhưng theo hướng dẫn mới, chỉ còn ba phân nhóm, gồm:

- Người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Người đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Vì vậy, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc-xin (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vắc-xin Sputnik V. Họ thuộc nhóm người cần thận trọng tiêm chủng.

Các nhóm còn lại gồm:

Đủ điều kiện tiêm chủng: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc-xin.

Thận trọng tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút...

Chống chỉ định: Người tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Bộ Y tế yêu cầu cơ quan tiêm chủng phải ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân. Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm trong 15 ngày.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày