TP.HCM "trang điểm" đón xuân

Ngày rằm tháng Chạp vừa qua cũng là lúc ba ngày Tết đang đến thật gần. Trên những con đường chính của trung tâm TP.HCM, mai vàng, dưa hấu đỏ cùng đèn lồng treo cao cao đã bắt đầu ngập tràn.

Đi bộ dọc theo những con đường thân quen như Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ,... đứng dừng lại quan sát nhịp điệu hối hả của những công nhân đang trau chuốt những chi tiết cuối cùng điểm trang cho diện mạo thành phố lại thấy lòng nô nức đón xuân về.

Đây đó, cũng đã bắt đầu có những khách du xuân đầu tiên...

TP.HCM "trang điểm" đón xuân ảnh 2
TP.HCM "trang điểm" đón xuân ảnh 7

TP.HCM "trang điểm" đón xuân ảnh 12
TP.HCM đang bước vào những ngày háo hức của nhịp sống Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, TP.HCM sẽ tỏa sáng với nét đẹp mang đậm chất truyền thống, khai thác nghệ thuật hoa đăng Việt Nam độc đáo.

Phố Tỏa Sáng Tết Canh Dần được triển khai tại hai tuyến đường Lê Lợi và đường Đồng Khởi. Cổng chào đường Lê Lợi là bốn bộ hoa đăng hoành tráng về Cọp - tượng trưng của năm Canh Dần. Cổng chào đường Đồng Khởi là bốn bộ hoa đăng về tranh Tết Việt nam; trang trí trên cao và dọc hai hàng cây bên đường là những chuỗi lồng đèn hoa mai, hoa đào rực rỡ, những cụm tre bằng hoa đăng lung linh.

Khách du xuân sẽ hòa nhập với không gian lung linh sắc màu, ấm cúng, rực rỡ và gần gũi với bản sắc văn hóa Việt trong những dịp Xuân về Tết đến.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày