TP.HCM: Tưởng niệm 62 năm ngày Tổ Khánh Anh viên tịch và khánh tạ chùa Khánh Vân

Di ảnh Hòa thượng Thích Khánh Anh - Tổ Khánh Anh (1895-1961) tại Tổ đường chùa Khánh Vân
Di ảnh Hòa thượng Thích Khánh Anh - Tổ Khánh Anh (1895-1961) tại Tổ đường chùa Khánh Vân
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 19-2, tại chùa Khánh Vân (Q.11, TP.HCM), chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN Q.11 trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm 62 năm ngày Hòa thượng Thích Khánh Anh (Tổ Khánh Anh) - Đệ nhị Pháp chủ Tăng-già Nam Việt viên tịch.
Chư tôn đức thành kính dâng hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Khánh Anh
Chư tôn đức thành kính dâng hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Khánh Anh

Chứng minh, tham dự có Hòa thượng Thích Như Tín, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, cố vấn Ban Trị sự TP; Hòa thượng Thích Huệ Văn, cố vấn Ban Trị sự TP; Hòa thượng Thích Nhật Hỷ, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Hòa thượng Thích Thiện Ngộ, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.11; Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.11, môn đồ pháp quyến, Tăng Ni trụ trì các tự viện và Phật tử.

Trước Giác linh đường, chư tôn đức đã thành kính dâng hương tưởng niệm, cúng dường, tưởng nhớ những đóng góp sâu dày của cố Hòa thượng Thích Khánh Anh - bậc tiền bối hữu công trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đã có nhiều cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đảnh lễ, dâng hương tưởng niệm Tổ Khánh Anh, Đệ nhị Pháp chủ Tăng-già Nam Việt - Ảnh: Chúc Nhật

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đảnh lễ, dâng hương tưởng niệm Tổ Khánh Anh, Đệ nhị Pháp chủ Tăng-già Nam Việt - Ảnh: Chúc Nhật

Theo đó, Hòa thượng Thích Khánh Anh thế danh Võ Hóa, sinh năm Ất Mùi (1895) tại X.Phổ Nhì, tổng Lại Đức, H.Mộ Đức, T.Quảng Ngãi.

Hòa thượng quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên, năm 21 tuổi (1916). Năm 22 tuổi (1917), ngài nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy.

Ngài lần lượt thọ giới Sa-di và nghiên cứu kinh, luật, luận rồi thọ giới Tỳ-kheo, Bồ-tát giới với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Hòa thượng trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng ở miền Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự tưởng niệm Tổ Khánh Anh, sáng 18-2 - Ảnh: Chúc Nhật

Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự tưởng niệm Tổ Khánh Anh, sáng 18-2 - Ảnh: Chúc Nhật

Hòa thượng Thích Khánh Anh đã có những đóng góp quan trọng trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Cùng với Hòa thượng Thích Khánh Hòa và Hòa thượng Thích Huệ Quang, Hòa thượng Thích Khánh Anh được xem là ba "trụ cột" đầu tiên của phong trào chấn hưng trên ba phương diện: đào tạo Tăng tài, dịch thuật trước tác và lãnh đạo các tổ chức Phật giáo.

Năm 1927, Hòa thượng được mời vào Nam làm pháp sư dạy tại trường gia giáo thuộc chùa Giác Hoa (Bạc Liêu). Năm 1928, Hòa thượng lại về dạy Phật pháp tại chùa Hiền Long (Vĩnh Long). Năm 1931, Hòa thượng nhận lời mời làm trụ trì chùa Long An, xứ Đồng Đế (Cần Thơ). Ở đây, Hòa thượng có rất nhiều chư Tăng và tín đồ đến cầu học.

Chư tôn đức giáo phẩm thành kính dâng hương cúng dường Giác linh Tổ Khánh Anh
Chư tôn đức giáo phẩm thành kính dâng hương cúng dường Giác linh Tổ Khánh Anh

Năm 1935, Hòa thượng hợp tác với các Hòa thượng Thích Khánh Hòa, Thích Huệ Quang, Thích Pháp Hải… lãnh đạo Hội Lưỡng xuyên Phật học, đặt trụ sở tại chùa Long Phước (Trà Vinh) và mở Phật học đường tại đây để đào tạo Tăng tài, truyền trì đạo pháp và cộng tác với Tạp chí Duy Tâm, cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội.

Năm 1942, Phật học đường Lưỡng Xuyên tạm nghỉ mấy tháng vì thiếu tài chánh, ngài về trụ trì chùa Phước Hậu ở Trà Ôn (Cần Thơ), mở các lớp giáo lý cho Tăng Ni và tín đồ ở đây.

Hòa thượng Thích Nhật Hỷ dâng lời cảm niệm
Hòa thượng Thích Nhật Hỷ dâng lời cảm niệm

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Hòa thượng về nhập thất tại chùa Phước Hậu để chuyên tâm nghiên cứu tam tạng kinh điển. Từ đó đến năm 1955, Hòa thượng đã soạn thảo và phiên dịch rất nhiều tác phẩm.

Ngài có cho xuất bản 3 tập Khánh Anh văn sao, một trong ba tập này in những bài về giáo lý, sớ giảng và thi bút do Hòa thượng sáng tác.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh chúc lành “Phật sự viên thành” đến Thượng tọa Thích Hạnh Trực, trụ trì chùa Khánh Vân nhân ngày lạc thành - Ảnh: Chúc Nhật
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh chúc lành “Phật sự viên thành” đến Thượng tọa Thích Hạnh Trực, trụ trì chùa Khánh Vân nhân ngày lạc thành - Ảnh: Chúc Nhật

Năm 1955, Hội Phật học Nam Việt thành lập, cung thỉnh Hòa thượng vào Ban Chứng minh Đạo sư của Hội.

Năm 1957, ngày mùng 1-3-Đinh Dậu (31-3-1957), Đại hội Giáo hội Tăng-già Nam Việt họp tại chùa Ấn Quang đã suy tôn Hòa thượng Thích Khánh Anh lên ngôi Pháp chủ, để lãnh đạo Phật giáo miền Nam, kế thừa Hòa thượng Thích Huệ Quang viên tịch tại Ấn Độ, khi Hòa thượng đang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự hội nghị lần thứ 4 của Hội Phật giáo Thế giới liên hữu.

Thượng tọa Thích Hạnh Trực, trụ trì chùa Khánh Vân đón nhận những phần quà từ tông phong trong ngày khánh tạ Tam bảo - Ảnh: Chúc Nhật
Thượng tọa Thích Hạnh Trực, trụ trì chùa Khánh Vân đón nhận những phần quà từ tông phong trong ngày khánh tạ Tam bảo - Ảnh: Chúc Nhật

Cũng tại chùa Ấn Quang, ngày 10-9-1959, Đại hội Giáo hội Tăng-già toàn quốc kỳ II đã suy tôn Hòa thượng Thích Khánh Anh lên ngôi vị Thượng thủ, để cầm cương lĩnh vận mệnh Phật giáo Việt Nam.

Xuân Tân Sửu (1961), nhân dịp hành hương đầu năm, Hòa thượng trở về chùa Long An, xứ Đồng Đế, nơi Hòa thượng đã từng trụ trì từ năm 1931, dặn dò đệ tử tinh tấn tu học và hành đạo, rồi Hòa thượng viên tịch vào lúc 16g ngày 30-1-Tân Sửu (1961); trụ thế 66 năm, 45 hạ lạp.

Chư tôn đức cử hành lễ sái tịnh, khánh tạ Tam bảo chùa Khánh Vân sau 5 năm trùng tu
Chư tôn đức cử hành lễ sái tịnh, khánh tạ Tam bảo chùa Khánh Vân sau 5 năm trùng tu

Sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa thượng Thích Khánh Anh để lại gồm có: Hoa Nghiêm nguyên nhân luận, Nhị khóa hiệp giải, 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại sư, Tại gia cư sĩ luật, Duy thức triết học, Quy nguyên trực chỉ, Khánh Anh văn sao (3 tập).

Nhân lễ tưởng niệm Tổ Khánh Anh, sáng nay, chùa Khánh Vân cũng trang nghiêm cử hành lễ khánh tạ Tam bảo, sau 5 năm tái thiết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày