Trả hơn 1,5 triệu USD cho một câu nói về hạnh phúc

GNO - Ngày 25-10 qua, trang tin usatoday.com đã mở đầu thông tin gây bất ngờ truyền thông này bằng nội dung: Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc nhưng 1,56 triệu USD có thể mua được học thuyết về hạnh phúc của Albert Einstein.

Hai ghi chú được viết tay bởi nhà vật lý học nổi tiếng thế giới người Đức - Albert Einstein được bán với giá trên cả mong đợi tại một nhà đấu giá ở Jerusalem.

to ghi chu viet tay cua Albert Einstein.jpg
Thủ bút của Einstein năm 1922 - Ảnh: AFP/Getty Images

Theo đó, trong suốt chuyến đi của Einstein đến Nhật Bản vào năm 1922 để nhận Giải thưởng Nobel Vật lý, ông đã viết những ghi chú về cách để có thể sống một cuộc đời mãn nguyện khi lưu trú tại khách sạn Imperial (Tokyo).

Khi người đưa thư chuyển phát vật phẩm gì đó đến cho ông tại khách sạn này, ông đã trao cho người chuyển phát này hai ghi chú viết tay của mình vì lúc đó ông không có sẵn tiền bồi dưỡng (tiền tip).

Einstein nói rằng, các ghi chú này “có thể sẽ đáng giá hơn một khoản tiền bồi dưỡng một ngày nào đó”. Và ông đã đúng.

Một tờ ghi chú được viết bằng tiếng Đức, nói rằng: “Một cuộc sống điềm tĩnh và khiêm nhu mang lại nhiều hạnh phúc hơn là sự truy cầu thành công một cách không ngừng nghỉ” (tạm dịch từ câu tiếng Anh “A calm and modest life brings more happiness than the pursuit of success combined with constant restlessness”).

Tờ ghi chú với nội dung này ban đầu hy vọng được bán với giá chỉ khoảng từ 5.000 - 8.000 USD, theo trang thông tin của Triển lãm và Đấu giá Winner. Nhưng một “cuộc chiến” đấu giá kéo dài 25 phút đã kết thúc với giá chốt là 1,56 triệu USD để sở hữu tờ ghi chú ý nghĩa này, tường thuật của thông tấn Associated Press.

Tờ ghi chú thứ hai, ghi rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” (tiếng Anh là “Where there’s a will there’s a way”) được bán với giá 240.000 USD, cao hơn giá trị dự đoán lúc đầu 4.000 - 6.000 USD.

Trần Trọng Hiếu
(theo USA Today)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày