Trách nhiệm đối với nhân loại trong đại dịch nên được ưu tiên hàng đầu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GN - Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thời bình. Theo số liệu chính thức được thống kê gần đây, khoảng 3,7 triệu người đã tử vong do đại dịch.

Tuy nhiên, một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu năm nay cho thấy rằng còn có tới 40% số ca tử vong liên quan đến Covid-19 nhưng không được thống kê trong con số này. Đại dịch cũng tàn phá nền kinh tế toàn cầu, thay đổi cách thức làm việc và giao tiếp với xã hội của chúng ta. Các vấn đề nhức nhối của xã hội trước đây lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong đại dịch, chẳng hạn như sự gia tăng bạo lực đối với phụ nữ, bóc lột lao động và sự thiếu hụt nhân lực và quá tải công việc đối với các chuyên gia y tế tuyến đầu.

Trong bối cảnh căng thẳng và khốc liệt chưa từng có như vậy, vắc-xin Covid-19, một thành tựu khoa học tuyệt vời, đã mang lại hy vọng cho nhiều quốc gia. Tại Anh và Mỹ, các địa điểm công cộng như nhà hàng, phòng hòa nhạc, nhà hát, câu lạc bộ và quán bar đang bắt đầu mở cửa trở lại; đồng thời, các phương tiện truyền thông đang bày tỏ sự lạc quan đối với việc phục hồi của các hoạt động kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan vì tình hình thế giới vẫn còn phức tạp. Trong những ngày gần đây, thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc đã báo cáo về việc gia tăng các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 biến thể Delta, khiến chính quyền phải hủy các chuyến bay và giãn cách toàn thành phố. Thành phố Melbourne tại Úc cũng tiến hành giãn cách từ ngày 27-5 đến ngày 10-6. Ngoài ra, tỷ lệ các ca nhiễm đang gia tăng tại Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Nói về tình trạng này, Giáo sư Ben Cowling của Trường Y tế Công cộng, Đại học Hồng Kông cho rằng không phải chỉ vì Covid-19 nghiêm trọng mà còn do tỷ lệ tiêm vắc-xin quá thấp.

Ở một số khu vực, vắc-xin đang khan hiếm, thiếu hụt, nhưng ngay cả ở những nơi có lượng vắc-xin dồi dào, người dân vẫn chủ quan và nghi ngờ. Ở Hồng Kông, việc giãn cách xã hội và đeo khẩu trang đã được thực hiện rất tốt nhưng nhiều người vẫn miễn cưỡng trong việc tiêm vắc-xin, đa phần vì không tin tưởng vào chính quyền.

Hầu như toàn bộ các nước Nam bán cầu đang phải đối mặt với sự trở lại của đại dịch. Tại Ấn Độ, khoảng 340.000 người đã tử vong vì đại dịch, phần nhiều là bởi làn sóng đại dịch thứ hai xảy ra vào tháng 4. Ngoài ra, ở Malaysia, số ca lây nhiễm lên đến 8.290 người mỗi ngày; vì vậy, quốc gia này đã áp dụng lệnh kiểm soát di chuyển trên toàn quốc để hạn chế và kiểm soát việc lây nhiễm. Trong khi đó, theo thống kê, số lượng ca tử vong tại Peru đã tăng gấp đôi từ 69.342 lên 180.000 người. Đây là một tin đáng buồn, đặc biệt kể từ khi phần lớn châu Mỹ La-tinh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Chính trong bối cảnh đặc biệt này, các quốc gia Bắc bán cầu nên đưa ra một sách lược chính trị để không chỉ phân phối vắc-xin cho các nước khác mà còn nên gác lại vấn đề bản quyền vắc-xin sang một bên để ưu tiên cứu trợ vắc-xin đến các nơi cần thiết. Ngược lại, việc tích trữ vắc-xin sẽ khiến virus lây lan nhanh và có khả năng đột biến thành một biến thể khác có thể khiến loại vắc-xin hiện có không còn tác dụng nữa. Khi đó, không chỉ một hay hai quốc gia bị tổn thất mà tất cả nhân loại cũng sẽ đối mặt với nguy hiểm. Vì vậy, trong khi các quốc gia giàu có và những xã hội nhỏ như Bhutan đã triển khai tiêm vắc-xin rất tốt thì ở các quốc gia khác, việc chờ đợi vắc-xin càng kéo dài thì thế giới sẽ hứng chịu càng nhiều thiệt hại hơn.

Khi bỏ qua sự tư lợi đối với vắc-xin thì sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho thế giới trong thời điểm này. “Thiện nghiệp tức thời” (instant good karma) nằm ở việc gạt các bằng sáng chế sang một bên để ưu tiên cho sự phân phối vắc-xin đến cho toàn thế giới. Nếu được như thế thì nhân loại sẽ được tiêm vắc-xin Covid-19 nhanh hơn rất nhiều, các nền kinh tế công nghiệp không phải lo lắng về những biến động hoặc các làn sóng đại dịch mới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày