Trang nghiêm lễ tưởng niệm Đại lão HT.Thích Thiện Hòa

GNO - Hôm nay, 30 tháng Chạp - Kỷ Hợi (24-1-2020), chư Trưởng lão, giáo phẩm và Tăng Ni, Phật tử đã trở về Tổ đình Ấn Quang - TP.HCM đảnh lễ, thành kính tưởng niệm Đại lão HT.Thích Thiện Hòa (1907-1978), Phó Tăng thống GHPGVNTN, nhà lãnh đạo tôn giáo, bậc Thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử.

BTN_0061.JPG
Tại Tổ đường chùa Ấn Quang

Hiện diện đảnh lễ tưởng niệm có Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Viện chủ Tổ đình Ấn Quang; chư vị giáo phẩm Thành viên HĐCM: Trưởng lão HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; chư vị giáo phẩm lãnh đạo các ban, viện T.Ư; Ban Trị sự Phật giáo TP, chư Tăng Ni các tự viện viện và Phật tử.

Sau thời tụng kinh của chư Tăng, chư vị giáo phẩm Trưởng lão, Tăng Ni trang nghiêm trước Tổ đường Ấn Quang, cử hành niêm hương cúng dường, đồng tụng Bát-nhã tâm kinh, đảnh lễ lịch đại Tổ sư và Giác linh Đại lão HT.Thích Thiện Hòa với niệm tri ân đức cao dày của ngài đã đóng góp cho Phật giáo VN, đặc biệt là trong việc đào tạo Tăng tài.

Đại lão Hòa thượng pháp hiệu Thích Thiện Hòa, thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh quán tại làng Tân Nhựt - Chợ Lớn. Năm 15 tuổi, cậu bé Lợi phát tâm mộ đạo, tìm đến chùa Long Triều để quy y với Tổ Bửu Sơn và được ban pháp danh Tâm Lợi, từ đó tập hạnh xuất gia, ăn chay trường, chuyên trì tụng kinh Kim Cang, chu toàn việc chăm sóc bà nội, người đã nuôi nấng ngài sau khi song thân qua đời từ ấu thơ.

Sau khi bà nội mãn duyên, năm 28 tuổi, ngài mới được toại nguyện xuất gia, được Tổ Bửu Sơn giới thiệu đến thọ pháp với ngài Khánh Hòa lúc bấy giờ là Giám đốc Phật học đường Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh. Ngài được thế phát xuất gia tại đây với lời khen của Tổ Khánh Hòa trong lễ xuất gia: "là người hảo tâm xuất gia, ít ai được như Thiện Hòa".

ht-thich-thien-hoa-2.jpg

Chân dung Đại lão HT.Thích Thiện Hòa

Ngài được gửi ra kinh đô Huế học tại Phật học đường Tây Thiên, Báo Quốc, Kim Sơn, sau đó tham cầu học với các đại sư ở miền Bắc, ở đâu cũng được đồng đạo quý mến, thầy thương vì hạnh khiêm cung, tinh tấn hơn người.

Ngài thọ giới Cụ túc năm Ất Dậu (1945) tại chùa Bút Tháp, sau đó làm báo Hoa Sen; Năm 1949, hợp tác với Sư cụ Tố Liên thành lập Giáo hội Tăng Ni chỉnh lý (tiền thân Giáo hội Tăng già toàn quốc), mở Phật học đường tại chùa Quán Sứ, làm Giám trường, trợ bút các tạp chí Phương Tiện và Bồ-Đề tân văn.

Sau khi trở về Nam từ năm 1950, ngài thành lập nhiều trường Phật học, nổi bật là Phật học đường Nam Việt tại tổ đình Ấn Quang, nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài cho Phật giáo sau này. Tiếp theo là các Phật học đường Giác Sanh (1960), Phật học viện Huệ Nghiêm (1964), Giám đốc Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Dược Sư; thành lập đoàn Giảng sư Như Lai sứ giả, chủ trương biên soạn nhiều nghi thức chuẩn mực cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật lúc bấy giờ, ảnh hưởng cả đến hôm nay.

Ngài cũng đã được chư Tăng cả nước cung cử làm Trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già toàn quốc (1952), kiêm Trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt; Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Kiến thiết GHPGVNTN (1964), suy tôn Phó Tăng Thống GHPGVNTN (1973) cho đến ngày viên tịch.

Ngài cũng được cung thỉnh vào ngôi thập sư tại nhiều Đại giới đàn, kiến thiết nhiều cơ sở tự viện, phúc lợi xã hội phục vụ cho công tác đào tạo Tăng Ni, xây dựng Giáo hội, lợi đạo ích đời, là người đặt nền móng cho việc quản lý các cơ sở tự viện, tổ đình lâu dài theo tinh thần phụng sự của Phật giáo qua cơ chế Hội đồng quản trị mà không phải là trụ trì.

Đại lão Hòa thượng là người quảng lãm, không có đầu óc vùng miền, phân biệt địa phương. Ngài từng nhấn mạnh, rằng “Hòa tôi không phân biệt Nam, Trung, Bắc. Chỉ thấy có một Việt Nam. Tất cả là anh em, không phân màu da chủng tộc, xứ sở, thấy chỗ nào cũng chỗ mình ở (tam giới vi gia). Ngoài không nói, trong tâm không nghĩ phân biệt, bình thản tự nhiên, vì anh em một nhà. Nhờ học một Thầy, ở chung một Trường cả Nam, Trung, Bắc nên sau nầy dễ thống nhứt”.

Sáng ngày mồng 1 Tết Mậu Ngọ (7-2-1978), Đại lão Hòa thượng thu thần thị tịch vào lúc 18 giờ 30 phút để lại hình ảnh về một bậc Như Lai sứ giả, nhà lãnh đạo có sức nhiếp phục nhân tâm, vị Thầy tâm linh tận tụy với việc phụng sự không mệt mỏi, là tấm gương sáng cho hậu thế nỗ lực noi theo.

BTN_0039.JPG

Chư vị Trưởng lão, giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

BTN_0042.JPG

Trang nghiêm trước Tổ đường Ấn Quang

BTN_0049.JPG

Đảnh lễ một bậc Thầy đã có công đức lớn lao cho Phật giáo VN

BTN_0047.JPG

HT.Thích Lệ Trang dẫn lễ

BTN_0023.JPG
Chư Tăng tham dự

BTN_0033.JPG
Một lòng hướng đến Giác linh Đại lão Hòa thượng và chư Tổ sư

BTN_0027.JPG
Chư Ni vân tập về

BTN_0004.JPG
Trước đó, chư Tăng đã đồng tụng kinh và cúng ngọ tại chánh điện Tổ đình Ấn Quang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM

Chính thức ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM

GNO - Chiều 14-11, UBND TP.HCM tổ chức Lễ ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM (gọi tắt là app Công dân số) với mục đích kết nối công dân và chính quyền. Dự lễ ra mắt có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi.
Hòa thượng Thích Lệ Trang phân công một số việc đến Ban Nghi lễ TP.HCM liên quan chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc - Ảnh: H.Giang

Ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM họp mở rộng triển khai hoạt động hướng đến Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc

GNO - Sáng nay, 14-11, tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10), Ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM có buổi họp mở rộng với các vị Trưởng ban Nghi lễ thuộc TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai công việc được Ban Nghi lễ T.Ư phân công hướng đến phục vụ Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc do GHPGVN tổ chức tại TP.HCM vào năm 2025.

Thông tin hàng ngày