Trang nghiêm tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa tại Việt Nam Quốc Tự

Chân dung Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa tại Tổ đường Việt Nam Quốc Tự
Chân dung Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa tại Tổ đường Việt Nam Quốc Tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Lễ tưởng niệm lần thứ 49 ngày Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973) viên tịch và hiệp kỵ chư tôn đức tiền bối hữu diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự - trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, vào sáng nay, 16-1 (14-12-Tân Sửu).
Chư tôn đức thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Chư tôn đức thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Sau kỳ bố-tát tụng giới cuối năm Tân Sửu của chư tôn đức Tăng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Thường trực các ban chuyên môn trực thuộc, 21 Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, TP.Thủ Đức, chư tôn đức đã vân tập Tổ đường Việt Nam Quốc Tự tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa, cùng hiệp kỵ chư tiền bối hữu công.

Lễ tưởng niệm với sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM: Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Hòa thượng Thích Như Tín; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, các ban, viện Trung ương, chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự, Thường trực các ban chuyên môn, 21 Ban Trị sự quận huyện, Phân ban Ni giới Phật giáo TP.HCM, Tăng Ni các tự viện TP.HCM.

Chư tôn giáo phẩm dâng hương tưởng niệm

Chư tôn giáo phẩm dâng hương tưởng niệm

Tại Tổ đường Việt Nam Quốc Tự, chư tôn giáo phẩm, cùng đại chúng đã thành kính đảnh lễ, niêm hương tưởng niệm Giác linh Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa, cùng nhất tâm cầu nguyện, tri ân công đức của Đại lão Hòa thượng và chư vị tiền bối hữu công cho đạo pháp và dân tộc. Đại chúng đồng nhất tâm tụng thời Bát-nhã tâm kinh thành kính cúng dường Giác linh Đại lão Hòa thượng cùng chư vị tiền bối hữu công.

Đại lão Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên là vị giáo phẩm tiêu biểu có công lao to lớn với công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Nam. Đặc biệt trong công tác đào tạo Tăng tài, sáng lập nhiều Phật học đường, kiến tạo các tự viện, dấn thân phục vụ cho đạo pháp và dân tộc, đóng góp công đức cho sự nghiệp giáo dục, hoằng pháp, trước tác của Phật giáo tại miền Nam.

Thành kính đảnh lễ Giác linh Đại lão Hòa thượng, tri ân công đức cao dày cho đạo pháp và dân tộc

Thành kính đảnh lễ Giác linh Đại lão Hòa thượng, tri ân công đức cao dày cho đạo pháp và dân tộc

Sinh thời, Đại lão Hòa thượng đảm trách nhiều trọng trách của Giáo hội trước 1975: Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVN Thống nhất, Trưởng ban Giáo dục kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Tăng Già Nam Việt, Đốc giáo Phật học đường Nam Việt - chùa Ấn Quang (Sài Gòn), Đệ nhất Trụ trì Việt Nam Quốc Tự.

Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã an nhiên viên tịch ngày 23-1-1973 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý), trụ thế 55 năm, 26 Hạ lạp.

Hình ảnh lễ tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tại Việt Nam Quốc Tự:

Chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự thành kính dâng hương tưởng niệm

Chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự thành kính dâng hương tưởng niệm

Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN dâng trà cúng dường

Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN dâng trà cúng dường

Hòa thượng Chủ tịch dâng tiểu thực cúng dường

Hòa thượng Chủ tịch dâng tiểu thực cúng dường

Đại lão Hòa thượng dấn thân phục vụ cho đạo pháp và dân tộc

Đại lão Hòa thượng dấn thân phục vụ cho đạo pháp và dân tộc

Chư Ni Phân ban Ni giới TP.HCM thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Chư Ni Phân ban Ni giới TP.HCM thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Chư Ni các tự viện

Chư Ni các tự viện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày