Trăng rằm Vu lan

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Dân tộc Việt Nam may mắn có Vu lan để mỗi người đừng quên cái gốc của mình và xã hội đừng đánh mất ý niệm liên đới. Vu lan đem lại thiêng liêng cho cái rốn sinh thành, và ý nghĩa của cái rốn là nối kết.

Chúng tôi nghe kể câu chuyện sau đây xảy ra trong một chùa tại Mỹ:

Sau một ngày sinh hoạt Chủ nhật thường lệ, một bà cụ già chờ con đem xe đến đón về. Đây là lần đầu bà cụ đi chùa từ khi ra ngoại quốc. Cũng là lần đầu đứa con của bà bước vào cổng chùa. Chờ mãi không thấy con đến, bà ở lại chùa ăn cơm tối, ngồi đợi đến khuya. Hôm sau lại đợi, rồi hôm sau nữa, và hôm sau nữa. Quý Thầy và các đạo hữu trong chùa dọn cho bà cụ một chỗ ở tạm để đợi. Cứ thế, một tháng trôi qua, bốn Chủ nhật sinh hoạt. Bà cụ lo bếp núc trong chùa, xới mấy luống rau, học kinh kệ. Vào lúc không ai chờ đợi gì nữa, người con gọi điện thoại hỏi thăm tình hình và hẹn ngày đến đón. Bà cụ thản nhiên trả lời: khoan đã, mẹ đang bình yên nơi này.

Báo chí ở đây thường kể những chuyện về các bà mẹ trẻ bỏ con sơ sinh ngoài đường. Chưa hề nghe kể chuyện con bỏ quên cha mẹ trong chùa. Ở nơi khác, có thể cụ già sẽ tìm cách trở về nhà bằng phương tiện giao thông công cộng. Ở Mỹ, không có xe cũng như cụt chân. Vả chăng, bỏ quên cha mẹ tại chùa là cách bỏ quên thông minh nhất, yên tâm nhất, bảo đảm nhất. Người ta thường nói: nước Mỹ là thiên đường của giới trẻ và địa ngục của người già. Trong địa ngục đó, chùa chắc hẳn là cánh cửa mở ra vườn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kể câu chuyện thật này trong ngày Vu lan để chúng ta thấm thía ý nghĩa cao đẹp của Vu lan trong gia tài văn hóa của dân tộc. Dân tộc Việt Nam may mắn có Vu lan để mỗi người đừng quên cái gốc của mình và xã hội đừng đánh mất ý niệm liên đới. Vu lan đem lại thiêng liêng cho cái rốn sinh thành, và ý nghĩa của cái rốn là nối kết. Nối kết giữa mình với cha mẹ mình, nối kết giữa cha mẹ trong đời này và cha mẹ trong những đời khác, nối kết giữa người sống và người chết, nối kết giữa con người với thập loại chúng sinh.

Giữa sa mạc khô cạn nhân tính của những xã hội vật chất, Vu lan mưa xuống những hạt mưa xuân. Chừng nào Đức Phật còn ngồi với cha mẹ trên bàn thờ trong mỗi gia đình, chừng đó dân tộc Việt Nam còn hiểu tại sao cha mẹ là thiêng liêng, tổ tiên là thiêng liêng, sống chết là thiêng liêng, cõi người, cõi trời, cõi súc sinh ngạ quỷ là thiêng liêng, tình thương là thiêng liêng, và từ bi trải rộng ra cho đến các cô hồn vất vưởng là thiêng liêng.

Vu lan là một ngày vui. Đó là ngày mà mẹ của Đức Mục Kiền Liên bắt đầu biết mình sẽ ăn được bát cơm. Đó là ngày mà kẻ đói được no. Cả mặt trăng cũng no cái no của Vu lan, bởi vì đó là trăng rằm tháng Bảy, trăng tròn nhất trong năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1269 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Im lặng không phải lúc nào cũng hay

GNO - Gia đình anh em chúng tôi đều là Phật tử. Tôi thường gắn bó với chùa chiền và tham gia các hoạt động Phật sự nhiều hơn những người khác. Qua các thông tin nhiễu loạn trên mạng xã hội liên quan đến người xuất gia và chùa chiền, tôi và người em đã xảy ra tranh cãi, bất hòa.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu lúc du học tại Đại học Nalanda (Nava Nalanda Mahavihara)

Viện Nghiên cứu Phật học VN đề xuất dựng tượng Hòa thượng Thích Minh Châu tại Nava Nalanda

GNO - Ngày 5-9, GS.TS Rajesh Ranjan, Hiệu trưởng Nava Nalanda Mahavihara (Ấn Độ) đã có thư phúc đáp Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN trao đổi về ý tưởng dựng tượng đài cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu trong khuôn viên của trường.

Thông tin hàng ngày