Triển lãm tượng Phật thời kỳ Hakuno

GN - Một triển lãm đặc biệt với số lượng lớn các tượng Phật quý giá, các tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật cùng với các hiện vật cổ có niên đại từ thời kỳ Hakuno - khoảng từ năm 645 đến năm 710 - được tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Nara (Nhật).

trien lam.jpg
Bức tượng “Butto” - đầu của Đức Phật tại chùa Kofukuji ở Nara được trưng bày trong triển lãm

Cuộc triển lãm mang tên “Hakuno: Bông hoa đầu tiên của nền nghệ thuật Phật giáo tại Nhật Bản”, kỷ niệm lần thứ 120 của Bảo tàng, trưng bày khoảng 150 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm nhiều bảo vật quốc gia và di sản văn hóa quan trọng.

Sự kiện này tái hiện lại sự hưng thịnh của thời kỳ văn hóa Hakuno, bởi những tượng Phật với sự tươi mới, trẻ trung và đáng kính.

“Hakuno” là tên không chính thức thường được sử dụng trong lịch sử nghệ thuật và khảo cổ. Thời kỳ này kéo dài khoảng 60 năm từ năm 645, khi cuộc cải cách Taika diễn ra, đến năm 710, khi thủ đô được di dời từ Heijokyo đến Nara.

Trong khoảng thời gian này, Fujiwarakyo được xây dựng như là thủ đô chính đầu tiên, ban hành các bộ luật Taiho và đúc đồng xu Fuhonsen. Vì thế, thời kỳ Hakuno tạo nên tiền đề cho nước Nhật Bản sau này.

Phật giáo rất có sức mạnh trong thời kỳ này, và các công trình chùa chiền được mở rộng từ thủ đô đến các nơi khác của đất nước. Theo “Nihon Shoki”, biên niên sử cổ đại của Nhật Bản, đã có 46 ngôi chùa trong cả nước vào năm 624, nhưng con số đó đã tăng lên hơn 10 lần, đạt cỡ 545 vào năm 692. Rất nhiều tượng Phật được đúc ra trong thời kỳ này.

Trong triển lãm, có các hiện vật với các tên gọi đáng chú ý như: “Gakko Bosatsu Ryuzo” - tượng Bồ-tát đến từ chùa Yakushiji ở Nara; “Butto” - đầu của Đức Phật tại chùa Kofukuji ở Nara có vẻ mặt rất trang nghiêm; “Shaka Nyorai I-zo” từ chùa Jindaiji ở Chofu, Tokyo, được xem là một kiệt tác làm từ đồng mạ vàng.

“Hakuno được xem như thời kỳ trưởng thành của lịch sử nghệ thuật Phật giáo ở Nhật Bản. Tôi hy vọng những người đến xem triển lãm sẽ thấy được bầu không khí trẻ trung từ các vật trưng bày”, Sakae Naito, Giám đốc quản lý Bảo tàng cho biết.

Được biết, triển lãm diễn ra từ ngày 6-8 đến ngày 15-8.

Tâm Nhiên - Liên Phương (theo The Japan News)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày