Trơ trọi xóm nghèo vùng biên An Giang

GNO - Chỉ trong phút chốc, 90 căn nhà dân ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu (An Giang) bị thiêu rụi hoàn toàn (ngày 12-6), hàng trăm dân nghèo rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.

Vụ hỏa hoạn xảy được xem là lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh. Phần lớn những gia đình bị thiệt hại thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách….Xóm chợ nghèo ở Vĩnh Xương đã nghèo lại càng xơ xác… gánh nặng đè lên vai vốn đã quằng oại vì bom đạn chiến tranh triền miên của con người vùng biên…

Xác xơ xóm nghèo

Ngày 12-6 (hôm xảy ra vụ cháy), nhằm ngày Tết Đoan ngọ nên có nhiều gia đình này đã đóng cửa nhà để đi thăm bà con hoặc đi lễ chùa ở xa… Do đó, khi nghe tiếng nổ lớn và bốc cháy dữ dội, người dân vực chung quanh chạy tán loạn.

Thu d_n chi_n tr²_ng sau h_a ho_n.JPG
Thu dọn sau hỏa hoạn

Bà Trang, một chủ hộ có nhiều máy vi tính cho thuê ở đây cho biết: khi nghe mọi người chạy tán loạn kêu cứu thì ngọn lửa hung tàn đã đến sát nhà mình, bà chỉ còn kịp cúp cầu dao điện rồi dùng tay không bứt bỏ các dây điện để nhờ người khiêng các máy tính ra bên ngoài. Trong khi đó, những người thân của chủ tiệm vàng Bích Mai ở gần đó cũng xông vào biển lửa để thu gom vàng trong cảnh bán sống bán chết…

Ông Đỗ Văn Đức thì không cầm lòng khi kể lại cảnh tượng hãi hùng hôm đó: “Lúc đó, tôi và vợ đưa đò dưới bến (sông) thì nghe tin nhà bị cháy, tôi chạy vội về định lấy đồ đạc và ít tiền bạc ra nhưng bị mấy chú công an chặn lại không cho vào (vì sợ nguy hiểm cho tính mạng), tôi chỉ còn biết đứng nhìn tài sản bị ngọn lửa thiêu dần chứ chẳng làm gì hơn”.

Cũng theo ông Đức, hiện tại ông đã chuẩn bị được gần 50 triệu đồng để làm lễ cưới cho người con trai út vào tháng 7 tới. “Hết sạch rồi! Tiền đâu để mà cất mới lại căn nhà chứ nói chi đến chuyện cưới vợ cho con. Mười mấy năm chắt chiu dành dụm giờ lại trắng tay…”, ông Đức nói như muốn khóc.

Nhiều người kể lại một chuyện cảm động: mặc dù trong lúc hoảng loạn nhưng nhiều người vẫn còn nhớ ở khu vực này có đôi vợ chồng cụ già không con đang bị ngọn lửa uy hiếp. Trong đó, cụ ông Lê Văn Liễu (84 tuổi) đã bị tai biến mạch máu, nằm liệt giường suốt 13 năm qua. Còn cụ bà Nguyễn Thị Tho (81 tuổi) cũng không thể tự ra ngoài thoát thân vì quá quýnh quáng và sợ bị cháy đồ đạc trong nhà. Thấy vậy, 2 thanh niên trong xóm cố xông vào để cõng từng cụ chạy ra ngoài.

“Mọi người bị hoảng loạn hơn khi chiếc xe chữa lửa đầu tiên đến mà không có nước. Phải mất hơn 20 phút sau thì chiếc xe này mới rút được nước từ dưới kênh lên để tiếp cứu. Cũng may là còn 2 chiếc khác hoạt động tốt nên chặn được ngọn lửa cháy lan ở đầu bên kia. Nếu không thì hàng chục căn nhà ở ấp kề bên cũng sẽ thành tro”, anh Lâm Tấn Tài kể.

 10 năm làm, một giờ cháy…

Nhiều người dân ở đây cho biết để có cơ ngơi và vốn liếng làm ăn, hay một căn dù chỉ nho nhỏ như bây giờ, họ đã phải mất ít nhất 10 năm làm lụng vất vả mới có được. Đang thu dọn, lượm lặt trong bãi tro tàn ngỗn ngang sau hỏa hoạn, ông Trần Văn Nhàn (Út Nhàn) dừng tay, ngậm ngùi nói: “Hàng ngày, vợ chồng tôi chia nhau mỗi người đi làm kiếm sống. Tôi thì chạy xe ôm còn vợ bán cá dạo bằng xe đạp. Bao nhiêu tiền có được đều đổ dồn vào việc đầu tư nuôi hơn 20 chuồng trăn và 4 bồn lươn sắp hồi thu hoạch… Vậy mà bây giờ thì…trắng tay”.

c_u tr_ ng²_i dGn b_ h_a ho_n _ V_nh X²)ng.JPG
Cứu trợ người dân bị hỏa hoạn ở Vĩnh Xương - Ảnh: Trọng Bình

Còn ông Trần Văn Quyền (em ruột ông Út Nhàn) nói rằng vợ chồng ông cũng đầu tư nuôi được 23 con trăn giống và 3 bồn lươn đang trong thời kỳ sinh sản. Thế nhưng, ngọn lửa oan nghiệt đã “nướng” mất toàn bộ đàn trăn này với tổng mức thiệt hại khoảng 30 triệu đồng. Và cũng giống như người anh ruột của mình, mỗi ngày ông Quyền chạy xe ôm và vợ thì gánh bánh tằm bán quanh chợ để có phần tiền mua thức ăn cho trăn với lươn.

“Cũng may là hỏa hoạn xảy ra vào buổi trưa nên vợ tôi có ở nhà và kéo kịp mấy đứa nhỏ ra ngoài. Riêng 5 triệu đồng tiền mặt dùng để mua thức ăn chăn nuôi được đặt trong chiếc tủ gỗ thì đã ra tro. Căn nhà gỗ bị sập cũng thiêu rụi luôn toàn bộ số trăn dưới sàn nhà. Trong khi đó, số lươn giống mới thả vào bồn cũng đã bị  luộc chín bởi “bà hỏa”. Hơn 10 năm gom góp giờ đã tan thành mây khói”, ông Quyền nói trong tiếc nuối.

“Đến thời điểm này, mỗi hộ dân bị thiệt hại do hỏa hoạn đã được hỗ trợ 7 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nhà hảo tâm gần xa. Ngoài ra, chúng tôi đã tiếp nhận được hơn 15 tấn gạo, mì gói, quần áo và các vật dụng khác để giúp dân tạm ổn định cuộc sống”, ông Trần Văn Vốn, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Vĩnh Xương cho biết.

Mong rằng sẽ có thêm những tấm lòng hảo tâm tiếp thêm tài vật cho những người không may mắn vốn đã chịu nhiều mất mát đau thương vì chiến tranh nơi vùng biên giới địa đầu Tây Nam.

Nạn hôi của cả trên bộ lẫn dưới thủy

Trong thời gian hỏa hoạn xảy ra, đã có một số gia đình kịp đưa một ít tài sản ra bên ngoài lửa lại gặp nạn hôi của. Cụ thể như trường hợp của hộ ông Lê Văn Phú (chủ tiệm sửa chữa và mua bán hàng điện tử) đã bị “bọn ác” dùng xe gắn máy phân khối lớn chạy ngang qua và rinh mất 8 chiếc TV cùng với hàng chục bình ắcquy. Đặc biệt, có nhiều hộ dân mang được ít tài sản để cặp mé sông cũng đã bị bọn ác dùng ghe từ phía bờ đối diện chạy qua chở đi “bán dùm”.

Về nguyên nhân vụ hỏa hoạn, các cơ quan chức năng đã xác định là do chập điện tại hộ ông Võ Văn Nạp”- ông Trần Văn Vốn, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Vĩnh Xương cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày