Trung quốc: An cư kiết hạ tại Chùa Đông Lâm - Lô Sơn, tỉnh Giang Tây

Kính tuân lời Phật dạy và cũng theo thông lệ hằng năm, vào ngày 15/4/ âl (

28/5/2010

), các tự viện trên khắp đất nước Trung Quốc đều tổ chức Kiết hạ, huân tu tam vô lậu học. Chư Tăng chùa Đông Lâm - Lô Sơn, tỉnh Giang Tây cũng bắt đầu cử hành nghi thức kết giới tràng, để đi vào ba tháng kiết hạ an cư.

ancu 1.jpg

An Cư Kiết Hạ

Đúng 7 giờ 30 phút, 178 vị tăng bao gồm cả chúng Tỳ-kheo và Sa-di vân tập tại Pháp đường. Hòa thượng thượng Truyền hạ Ấn làm Luật sư y chỉ, Pháp sư Đại An chủ trì nghi thức. Thời gian Kiết hạ an cư, tăng chúng chùa Đông Lâm, mỗi ngày tụng "Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm", Pháp sư Đại An sẽ phụ trách môn Luật học.

ancu 2.jpg

Hòa thượng Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, y chỉ Tuyên Luật Sư

"An Cư Kiết Hạ" còn gọi là "Hạ An Cư", nghĩa là tập trung vào mùa mưa. Ngày 16/4 đến 15/7 âl là 3 tháng mùa Hạ, mùa này là mùa đặc biệt dành riêng cho chúng xuất gia kiết giới an cư, và cho hàng tín chúng Phật tử phát tâm tác phước điền .Nếu không vì duyên sự cha mẹ, Sư trưởng, Tam bảo thì không được xuất giới, phải nỗ lực tu hành, gọi là "ba tháng kiết hạ, chín tuần an cư".

ancu 3.jpg

Pháp sư Đại An - Phương trượng chùa Đông Lâm, Lô Sơn

An cư kiết hạ bắt đầu từ thời đức Phật còn tại thế, mùa hạ tại Ấn Độ cũng là mùa mưa thời gian kéo dài hơn ba tháng. Chư tăng hoặc thiền định trong núi, hoặc kinh hành dưới gốc cây, chính vì thế mà y bát thường bị trôi mất vì mưa. Đồng thời trong mùa hạ, những loài côn trùng thường bò ra ngoài để kiếm ăn, tăng chúng trên đường đi khất thực, khó tránh khỏi dẫm đạp lên côn trùng hoặc mầm cây trên mặt đất. Cho nên, từ bi là nền tảng của đức Phật, và cũng để tránh đi sự cơ hiềm cho người đời, nên đức Phật mới chế định ba tháng hạ, cho người xuất gia an cư dụng công tinh tấn tu hành trong nội giới.

ancu 4.jpg

Chư Tăng tác bạch đối thú An cư

ancu 5.jpg

Ngày đầu An cư, gọi là Kiết hạ, ngày kết thúc viên mãn gọi là Giải hạ, Quá hạ. An cư là nghiêm cấm chư hành giả vô cớ không được ra ngoài, đề phòng tâm tán loạn, bởi đây là công phu quán chiếu tự tu tự độ, là trưởng dưỡng công đức cho sâu dày, tích lũy giới định huệ cho thâm sâu, đó cũng là sự tu hành đưa đến đức điềm tĩnh cho tự ngã.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày