Trung Quốc: Chùa Thiếu Lâm trùng kiến Viện Giới đàn dung chứa 1.000 giới tử

(GNO): Những ngày gần đây, các phóng viên cho biết thông tin từ Đăng Phong - Hà Nam, chùa Thiếu Lâm - Tung Sơn, Hà Nam sẽ phục kiến Viện Giới đàn chùa Thiếu Lâm, theo đó "Phương án thiết kế Giới đàn viện chùa Thiếu Lâm" do các chuyên gia biên chế đã qua phần đánh giá sơ bộ.
trungquoc 1.png

Phương án thiết kế Giới đàn viện chùa Thiếu Lâm

 

Thành phố Đăng Phong gần đây đã mời các chuyên gia có liên quan tiến hành thảo luận "Phương án thiết kế Giới đàn viện chùa Thiếu Lâm". Phương án này chủ yếu bao gồm nội dung, dựa theo phong cách kiến trúc Viện Giới đàn Thiếu Lâm, quy hoạch vị trí, lý niệm và theo chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế Giới đàn... Tiền đề phương án này là trong khi khởi công xây dựng, nên giữ gìn bảo hộ chung quanh, không làm hư hoại di sản văn hóa, lấy công năng hoàn thiện tôn giáo chùa Thiếu Lâm làm mục đích, đồng thời chú ý kết hợp nhiều mặt phục kiến Viện Giới đàn và bảo hộ tháp Pháp Như. Viện Giới đàn bước đầu chọn nền bên cạnh tháp Pháp Như, dựa theo phong cách kiến trúc Giới đàn đời Đường để thiết kế Viện Giới đàn hiện tại.

trungquoc 2.png

Tổ chức "Phương án thiết kế Giới đàn chùa Thiếu Lâm" lần này, diện tích qui hoạch 1.8 vạn m2, có thể dung chứa từ 1.000 giới tử trở lên.

trunguoc4.png

Tháp Pháp Như đời Đường

 

"Tứ Phần Luật" sau khi được dịch ra từ Dao Tần Hoằng Thỉ năm thứ 10 (năm 408), vẫn chưa được phổ biến rộng. Luật sư Đạo Phúc thời Bắc Ngụy kế thừa Luật sư Pháp Thông, sau khi làm 4 quyển "Luật Sớ" theo hình thức khoa văn, mới mở ra con đường nghiên cứu học tập. Luật sư Tuệ Quang (468-536), lại căn cứ vào khẩu truyền của Luật gia, tiếp tục hoằng dương nghiên cứu học tập, làm 120 trang "Tứ Phần Luật Sớ", và san định "Yết Ma Giới Bổn", truyền tụng cho pháp lữ.

 

trungquoc 3.png

Rừng tháp chùa Thiếu Lâm

 

Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn là Tổ đình Thiền tông của Phật giáo Trung Quốc, cũng là Tổ đình Luật tông của Phật giáo Trung Quốc. Luật sư Tuệ Quang thời Bắc Ngụy - người đã từng trụ trì chùa Thiếu Lâm, đã có sự cống hiến quan trọng nhất trong quá trình truyền bá Luật học đầu tiên.

trungquoc  5.png

Thời kỳ đó, sức ảnh hưởng của Pháp sư Tuệ Quang tương đối lớn, Ngài đã từng gánh trách nhiệm của Thiền sư Đàm Diên Chiêu Huyền Thống thời Đông Ngụy.... (đường đường tổng quản sa môn trong thiên hạ), chủ trì sự vụ Phật giáo toàn quốc. Mỗi lần khai giảng thường có trên một nghìn Tăng chúng dự thính, đời sau bèn suy tôn Luật sư Tuệ Quang là Tổ khai sơn Tứ Phần Luật Tông. Trong số đệ tử của Luật sư Tuệ Quang có các vị Đạo Vân, Đạo Huy, Hồng Lý... và ngài Đàm Ẩn - từng phụng thờ Luật sư Đạo Phúc cũng tham học Luật bộ, cùng truyền thừa hệ thống Tứ Phần Luật Học. Do Đạo Vân tam truyền đến Đạo Tuyên, truyền dương Luật học tại núi Chung Nam, cuối cùng, khiến cho "Tứ Phần Luật" độc bộ trong thiên hạ. Luật tông Phật giáo Trung Quốc do đây được thành lập.

trumgquioc 6.png

Giới đàn Thiếu Lâm bắt nguồn từ đời Đường, nhà luật học cao tăng Nghĩa Tịnh, sau khi cầu pháp từ Ấn Độ trở về, phiên dịch kinh điển trường kỳ tại Lạc Dương, Trường An. Trong khi phiên dịch kinh điển, Ngài đặc biệt chú trọng đến Luật bộ. Bộ Luật Ngài dịch tổng cộng 18 bộ, 206 quyển, bộ cuối cùng của "Quảng Luật" Hán dịch là "Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da" 59 quyển, bộ này Ngài dịch khoảng năm 695 - 711 CN. Trường An năm thứ 4 (năm 704), Ngài Nghĩa Tịnh nhận lời mời của Tăng chúng chùa Thiếu Lâm - Tung Sơn, đặc biệt tham quan trùng kết giới đàn chùa Thiếu Lâm. Nhân đây, Ngài viết một bài "Thiếu Lâm Tự Giới Đàn Minh Tịnh Tự", khắc vào bia. Từ đó Giới đàn Thiếu Lâm, nổi tiếng khắp thiên hạ.

truocquoc7.png

Tổ sư Đạt Ma tọa thiền trên trạm Điện thoại công cộng

 

Nhưng vì có nhiều nguyên nhân, từ cuối đời Thanh, chùa Thiếu Lâm Tung Sơn gần 300 năm đến nay, chưa có tổ chức qua nghi thức thọ giới nào. Năm 2007, sau hơn 300 năm, chùa Thiếu Lâm mới tổ chức Pháp hội Tam Đàn Đại Giới đầu tiên, khai đàn truyền trao giới pháp cho trên 500 giới tử có danh sách phù hợp theo yêu cầu thọ giới. Ngày 20-4-2010 , chùa Thiếu Lâm lại tiếp tục tổ chức Pháp hội truyền trao Tam Đàn Đại Giới lần hai, Pháp hội này được cử hành trong thời gian một tháng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày