Trung Quốc: Khai quật tượng Phật bằng đá xanh hơn 1000 năm tại Hà Bắc

(GNO): Thôn dân Trần Phúc Lương ngụ tại thôn trang Chu Tân, thị trấn Trịnh Khẩu, huyện Cố Thành - Hà Bắc, khi đào móng làm nền nhà, đã phát hiện tượng Phật và bia đá hiếm thấy tại góc đông bắc, đặc biệt tượng Phật này bốn mặt đều có điêu khắc hình Phật Thích Ca Mâu Ni. Văn tự trên bia đá đều có ghi lại thời gian lập bia là "năm thứ 3 Long Sóc Đại Đường" (Tây lịch  663).

Một số chuyên gia ở đây cho biết, nếu căn cứ vào hoa văn chạm trên đầu tượng Phật, thì bia đá này có vào đời nhà Đường hoặc trước đời Đường cách đây hơn 1000 năm.

khaiquat 1.jpg

Phật bốn mặt bằng đá xanh có độ tuổi trên 1000 năm

 được khai quật tại Cố Thành - Hà Bắc

Khi phóng viên đến ngay địa điểm phát hiện tượng Phật, thì đã có trên 100 thôn dân tụ tập nơi đây. Cục di sản văn hóa đã thỉnh tượng Phật và bia đá lên xe, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1.36m , rộng 0.6m , tòa cao 0.3m , bốn mặt đều có hình Phật. Bia đá được để trên một chiếc xe khác, bia cao 0.3m , rộng 1m . Trước khi di chuyển, các thôn dân đã thắp hương lễ bái và đốt pháo để cung tống Phật Tổ.

khaiquat 2.jpg

Anh Trần Phúc Lương nói, khi anh phát hiện tượng Phật và bia đá, anh đã lập tức đến báo ngay với Cục di sản văn hóa huyện. Nơi này (nơi phát hiện tượng Phật Tổ) trước kia vốn là một cái ao chứa nước. Một cụ bà nói, thôn của họ có hơn 700 hộ, cái ao này rất thần kỳ, trước đây có một đứa bé rơi xuống ao, sau khi vớt lên ai cũng nghĩ là đứa bé sẽ chết, nhưng không ngờ nó lại sống một cách lạ lùng.

khaiquat 3.jpg

Sau khi các nhân viên công tác trong Cục Di sản văn hóa đem tượng Phật lau chùi sạch sẽ, các phóng viên thấy tượng Phật bốn mặt này, còn có trên 100 tượng nhỏ: Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bốn phía đều khác nhau, có tượng ngồi thiền giảng pháp; có tượng tĩnh tu. Các vị La hán và các nữ thần cũng được chạm khắc rất tinh xảo, rất trang nghiêm, tư thái cũng không giống nhau. Các nữ thần rất sinh động, họ tấu các loại nhạc khí để cúng dường Phật Tổ, có vị bay lượn; có vị thổi tiêu; có vị đàn tranh cổ; có vị đàn Tỳ bà; có vị đàn Piano... Còn có sư tử hộ pháp, đại tượng đà long, phụng hoàng xinh đẹp, rồng uốn lượn...

khaiquat 4.jpg

Tư thái bay lượn điêu khắc rất tinh xảo

Ông Khương Ngọc Lĩnh - Giám đốc quản lý di sản văn hóa giới thiệu, tượng Phật và bia đá này là văn vật có thể có trên 1300 năm, lần đầu tiên mới được thấy. Theo kinh nghiệm, nhận định sơ bộ thì tượng Phật này đã có vào đời Đường hoặc sớm hơn, bia đá thì vào thời kỳ đầu nhà Đường, hai vật phẩm di sản này có thể không ở cùng một thời kỳ. Cần phải tiếp tục khai thác rõ ràng hơn nữa, nên thông qua báo cáo với cấp trên, hoặc mời các nhà chuyên gia của tỉnh, sau đó mới thực hiện và giám định cuối cùng

khaiquat 5.jpg

Các thần nữ tấu các loại nhạc khí

Ông Thẩm Minh Kiệt - Chuyên gia di sản cục văn hóa thành phố Hành Thủy nói, tượng và bia bằng đá xanh này rất cứng, thợ điêu khắc lại theo phong cách của đời Đường, nên rất tinh xảo và phức tạp, nhưng rất lão luyện. Phát hiện này, đã cung cấp tư liệu hiện vật vô cùng quan trọng đối với nền nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, đồng thời cũng phản ánh được cảnh tượng phồn vinh của nền nghệ thuật Phật giáo đời Đường.                        

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày