Trung Quốc: Thưởng thức cảnh đêm tuyệt vời tại Đại Phật núi Nga Mi

Giác Ngộ - Thiền viện Đại Phật nguyên là chùa Đại Phật (Dân gian còn gọi là Đại Phật Điện}, tọa lạc vùng ngoại ô phía Đông thuộc khu vực thành phố núi Nga Mi, do Quốc sư Vô Cùng đời nhà Minh khai sáng, trải qua thời gian 15 năm mới xây dựng xong.

Diện tích hơn 300 ha , có rất nhiều đại điện, hơn 140 thiền phòng. Nhân vì tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ tát cao 12m , được tôn trí phụng thờ tại điện Đại Bi, nên Từ Thánh Hoàng thái hậu - thân mẫu của Hoàng đế Vạn Lịch đời Minh, đặc biệt sắc tứ tên chùa là Đại Phật Tự.

ngami 1.png

Thiền viện Đại Phật trang nghiêm hùng vĩ, khí tượng hiên ngang, hơn hẳn các ngọn núi khác; chuông buổi sáng đồng vọng ngân nga nhắc người tỉnh thức, trống chiều hôm trầm hùng thúc dục gọi kẻ lạc lối quay về. Tiếng Phạm âm như ẩn như hiện, như có như không, người đến nghe thần cũng đến bái lạy, vô cùng cảm thán! Hương đèn ngào ngạt, tín chúng đến chiêm bái liên miên không dứt.

ngami 2.png

Năm 28 Quang Tự nhà Thanh (1902), Điện Tỳ Lô của chùa Đại Phật và chùa Vạn Niên, được xác định là 2 ngôi Thập phương Tòng Lâm lớn nhất của núi Nga Mi. Năm thứ 8 Dân Quốc (1919), Hòa thượng Nhân Ngọc - Phương trượng chùa Đại Phật truyền trao giới pháp cho hơn 300 tân giới tử. Theo sử liệu ghi chép, có rất nhiều bậc cao tăng đại đức hoằng pháp nơi đây. Các bậc cao tăng thời cận đại như: Trưởng lão Năng Hải, Trưởng Lão Thọ Trị, Trưởng Lão Bổn Hoán, Trưởng Lão Lạc Độ, Trưởng Lão Viên Anh... đã từng giảng kinh thuyết pháp nơi đây.

ngami 3.png
ngaami 4.png

Năm 28 Dân Quốc (1939), thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, để tránh máy bay Nhật ném bom, Chính phủ Quốc dân đem văn vật từ Viện Bảo Tàng Cố Cung vận chuyển đến Nga Mi, bảo quản trong chùa Đại Phật, phái binh sĩ bảo vệ. Chỉ một thời gian, chùa Đại Phật đã biến thành một doanh trại binh sĩ, tín chúng cũng đến đây lánh nạn, từ đó Thiền viện vắng vẻ thê lương, ngày dần dần hoang phế. Đến khi thành lập Trung Quốc mới, thì ngôi Tự viện đã xơ xác tiêu điều. Năm 1952, chùa Đại Phật đã trở thành kho chứa lương thực. Năm 1958, khi Đảng Cộng sản Trung ương quyết nghị vận động "Đại luyện gang thép", thì tôn tượng đồng của Bồ tát Thiên thủ thiên nhãn Quan Thế Âm bị hủy nung làm thép, ngôi tự viện do đây mà không còn.

ngami 5.png

Ngày 1/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc Hội nghị toàn thể Ủy viên Trung ương Đảng lần III, dẹp loạn giữ trật tự xã hội, chính sách tự do tín ngưỡng Tôn giáo đã được thực hiện một cách quán triệt. Để thực thi chiến lược phối hợp phát triển ngành kinh tế du lịch "Miền núi và thành thị đồng một thể thống nhất phát triển hài hòa", năm 1993, Đảng Ủy Chính phủ Chính quyền thành phố núi Nga Mi lấy việc khôi phục chùa Đại Phật, làm một trong 10 điều tốt phục vụ nhân dân toàn thành phố trong nhiệm kỳ này. Đồng thời, các nhân sĩ thuộc các giới trong toàn thành phố thông qua nhiều phương pháp, nhiệt liệt yêu cầu khôi phục chùa Đại Phật, hy vọng dựa theo nghi quỹ Văn hóa Phật giáo, để khôi phục lại truyền thống lịch sử bắt đầu từ chùa Đại Phật triều bái núi Nga Mi.

ngami 6.png

Khôi phục chùa Đại Phật là điều cần yếu để phát triển Phật giáo núi Nga Mi, cũng là nguyện vọng của các bậc Đại đức cao tăng trong và ngoài nước. Trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, vùng bị kẻ địch chiếm lĩnh có rất nhiều vị cao tăng vẫn thường đến triều bái núi Nga Mi. Về sau, khi thực hiện chính sách Tôn giáo Đảng, họ rất quan tâm việc khôi phục chùa Đại Phật, hy vọng sớm tái tạo ngôi cổ sát Tòng lâm trang nghiêm như ngày nào.

ngami 7.png
ngami 8.png
ngami 9.png
ngami 11.png
ngami 12.png
ngami 13.png
ngami 15.png
ngami 16.png
ngami 17.png

Ngày 23/5/1993 , Chính phủ nhân dân Thành phố núi Nga Mi đem 64 văn kiện (1993), phê chuẩn cho Hiệp hội Phật giáo núi Nga Mi được "Khôi phục Đại Phật Điện nguyên vị trên nền cũ của Đại Phật Điện xưa". Sau, nhân vì quần thể kiến trúc trên nền cũ quá dày đặc, tháo dời rất khó khăn, vả lại qui mô của tự viện bị hạn chế, thế là vào năm 1995, thông qua sự phê duyệt của Chính phủ thành phố, Hiệp hội Phật giáo núi Nga Mi mua 226 m ẫu đất Bạch Tháp Sơn thuộc vùng ngoại ô phía Nam thành phố, trùng kiến khôi phục chùa Đại Phật. Hiệp hội Phật giáo núi Nga Mi căn cứ vào nội hàm Văn hóa của Đạo tràng Phổ Hiền, và nhu cầu phát triển văn hóa Phật giáo núi Nga Mi, cũng như trải qua nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu cẩn thận, bèn làm tờ trình báo cáo lên Chính phủ phê chuẩn, quyết định đem chùa Đại Phật đổi tên là Thiền viện Đại Phật. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày