Trung Quốc: Tổ chức Pháp hội "Hộ Quốc Trấn Tai Bát Nhã Vạn Đăng" tại Hà Bắc

Giác Ngộ - Ngày 6-3 (mồng 2/2 âl), "Pháp hội Hộ quốc Trấn Tai Bát Nhã Vạn Đăng" lần VI, được long trọng tổ chức tại Thiền tự Bách Lâm - huyện Triệu, tỉnh Hà Bắc, cầu nguyện Phật nhật tăng huy, chánh pháp cửu trụ! Đồng thời cầu cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, ba tai không nổi dậy, thế giới sớm hòa bình, bệnh tật không phát sanh, nhân dân luôn an lạc.
truyendang 1.png

Pháp hội truyền vạn đăng dưới sự chứng minh của Trưởng lão Tịnh Huệ - tiền Phương trượng Thiền tự Bách Lâm, cùng sự tham gia của hàng vạn tín chúng đến từ các nơi trên toàn quốc, Pháp sư Minh Cơ chủ trì buổi lễ.

truyendang 2.png

Muôn ngọn nến dầu tô

 

3 giờ sáng, Nghi thức cúng chư thiên tại lầu Vạn Phật do Pháp sư Minh Cơ - Thiền tự Bách Lâm chủ lễ. 8 giờ, Pháp hội "Hộ Quốc Trấn Tai Bát Nhã Vạn Đăng" chính thức bắt đầu khởi hương, sau đó trì tụng "Kinh Đại Bát Nhã" tại lầu Vạn Phật. Hơn một nghìn người tay cầm "Kinh Đại Bát Nhã" cung kính trì tụng, đem tâm mình hòa nhập vào biển trí tuệ Bát Nhã của Phật, đến 10 giờ đã kết thúc quyển hai. Sau đó tứ chúng đệ tử tiếp tục niệm thánh hiệu "Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát', tay cầm kinh thư kinh hành nhiễu Phật. Nguyện đem công đức trì tụng kinh chú hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh, đầy đủ trí huệ Bát Nhã, cứu cánh giải thoát.

truyêndang 3.png

Pháp sư Minh Cơ thống lĩnh đại chúng tụng "Kinh Đại Bát Nhã"

 

600 quyển "Kinh Đại Bát Nhã" đứng đầu trong kinh Phật, là yếu chỉ của vạn pháp. Tuyên giảng, kết tập, phiên dịch, truyền bá đều do một nhân duyên lớn không thể nghĩ bàn. Mỗi khi đức Phật tuyên nói, nhất cử nhất động đều phóng hào quang; khi ngài Huyền Trang phiên dịch, mặt đất liền thời chấn động, trời đổ mưa hoa. Quả thật là bộ kinh quý báu có một không hai, ý nghĩa thâm sâu mà huyền diệu, công năng chiếu sáng cõi nhân thiên, trí tuệ bao trùm chân đế tục đế, đồ sộ to lớn, nghĩa lý bao la, muôn người đọc tụng, xưa nay ít thấy.

 

truyendang 4.png

Thập phương tín chúng tụng "Kinh Đại Bát Nhã"

 

Một vạn ngọn nến cúng một muôn vị Phật, công đức vô lượng; một ngọn nến truyền trăm nghìn ngọn nến, tiếp nối vô tận. Nguyện cho những người hữu duyên phát tâm hoan hỉ, đồng tâm hiệp lực hoàn thành pháp hội.

truyendang 5.png

Các Pháp sư cùng chúng cư sĩ hộ pháp tề tụng "Phổ Hiền Nguyện Hải Minh Đăng Cúng Dường Pháp" trước khi thắp nến

 

18 giờ 30, mọi người vân tập tại lầu Vạn Phật long trọng cử hành Pháp hội truyền đăng, Pháp hội do Pháp sư Minh Cơ chủ lễ. Các vị đàn việt hộ pháp cùng nhau thắp một vạn ngọn nến dầu tô, hàng nghìn tín chúng nương theo "Pháp Cúng dường Phổ Hiền Nguyện Hải Đăng Minh" - nghi quỹ của ngài Tam Tạng Pháp sư Bất Không đời Đường (705 Tây Nguyên, người nước Sư Tử, nay là Sri Lanka), phụng thỉnh chư Phật, Bồ tát gia trì Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển. Trong phút chốc, pháp âm trong lầu Vạn Phật chấn động chư Thiên, vạn ngọn nến đồng tỏa sáng, Pháp hội rực rỡ trang nghiêm, làm chấn động lòng người..

truyendang 6.png

Đăng (đèn), là một trong sáu pháp cúng dường của Phật giáo. Đèn, mang đến ánh sáng và ấm áp. Đèn, có thể xua tan bóng tối và vô minh. Đèn, tượng trưng cho trí tuệ đức Phật, là nghi quỹ của tuệ mạng chúng sanh. Trong kinh có nói về công đức thí đèn: "Này Xá Lợi Phất, nếu có một chúng sanh nào thắp nến cúng dường trong các chùa tháp, người đó sẽ được bốn công đức: một là thân tướng xinh đẹp, hai là của cải dư dả, ba là được các điều lành, bốn là thông minh trí tuệ". Bố thí đèn còn có tám loại tư lương...", "… người bố thí đèn, được phước đức vô lượng vô biên, không thể tính kể, chỉ có Như Lai mới có thể biết". (Trích dẫn "Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức"). Cho nên biết, thắp nến cúng dường chư Phật, công đức vô lượng, trong hằng sa kiếp không thể cùng tận. Pháp không riêng biệt, do duyên mà sanh. Khi gặp thời hưng thịnh, thì sẽ có lễ hội lớn. Thắng duyên hòa hợp, nghìn năm mới có cơ hội này

 

truyendang 7.png

Trưởng lão Tịnh Huệ khai thị trong "sinh hoạt thiền": "Giác ngộ nhân sanh, phụng hiến nhân sanh". Tín ngưỡng Phật giáo nghĩa rộng như biển cả, cần chúng ta dùng tâm chúng sanh, tâm Phật đạo, để thượng cầu hạ hóa, giác ngộ chân và thiện trong Phật giáo, lãnh ngộ được xã hội an lạc hài hòa, cảm ngộ được cuộc sống an tường mỹ mãn.

 

Được biết, hằng năm vào ngày mồng 2/2 âl, Thiền tự Bách Lâm - Triệu Châu đều long trọng tổ chức "Pháp hội Hộ Quốc Trấn Tai Bát Nhã Vạn Đăng". Pháp Hội Bát Nhã Vạn Đăng mỗi năm đều được sự tài trợ chính của cư sĩ Dương Huân - Giám đốc Tập đoàn Húc Nhật Hồng Kông, Ủy viên Thường vụ Hiệp thương Chính trị tỉnh Hà Bắc; hợp tác cúng dường có ông Trần Tinh Văn - hộ pháp của bổn tự, cùng phát hoằng nguyện hộ giáo, khởi bi tâm lợi tha, khởi kiến đại Pháp hội truyền Vạn đăng, cúng dường chư Phật.

 

truyendang 9.png

Ý nghĩa thắp nến cúng dường:

Trong "Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức" nói: "Người bố thí đèn, được phước đức vô lượng vô biên, không thể tính kể, chỉ có Như Lai mới có thể biết". Đèn phát ra ánh sáng. ánh sáng là đại biểu cho trí tuệ. Trí tuệ nầy bao gồm cả trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thế gian. Có thể nói, trí tuệ thế gian là chỉ cho sự thông minh tài trí bình thường; còn trí tuệ xuất thế gian thì chỉ cho pháp quy chân thật, hiểu rõ hiện tượng của vạn pháp trong vũ trụ luôn tồn tại. Thắp nến còn có ý nghĩa khác là thắp sáng tự tâm mình, chiếu sáng người khác. Cho nên nghi thức truyền thống trong các tự viện từ xưa đến nay, đều thắp đèn dầu. Khi đèn dầu trong quá trình đốt cháy, tim đèn cũng tỏa những tia sáng, là để nhắc nhở người học Phật thường tỉnh thức, đem hết tinh thần hy sinh phụng sự Phật pháp, phục vụ chúng sanh.

truyenky 10.png

Pháp sư Minh Cơ chủ lễ niêm hương thắp nến cúng dường

 

Nội dung chủ yếu của việc thắp nến cúng dường:

1. Hân Hỉ: "Hân Hỉ Tương Ưng". Trong tâm cần phải vui vẻ, phải phấn chấn, như vậy mới có thể tương ưng. Nếu bạn thắp nến trong lúc giận dữ, hoặc đang lo lắng một điều gì đó, thì việc thắp nến cúng dường không đúng như pháp.

2. Tín Tâm: "Tùng Tín Tâm Khởi". Phải có công đức đối với Phật, phải có lòng tin đối với việc thắp nến cúng dường. Đừng nghĩ rằng: Tôi đến để thắp nến cúng dường, cuối cùng sẽ không có lợi ích. 

3. Quán Tưởng: Khi cúng dường và sau khi cúng dường, cần phải có ba cách quán tưởng để tâm thanh tịnh.

  a. Đối với lợi ích của thế gian phát sinh tín tâm: Quán tưởng sự giàu sang và tuổi thọ tăng trưởng không ngừng

  b. Đối với sự luân chuyển của đời sau phải có tín tâm: Tin chắc chắn rằng, do công đức thắp nến cúng dường, chính mình sẽ không đọa vào ba đường ác.

  c. Do vì xà bỏ tâm tham để cúng dường: Quán tưởng Bố thí độ và Lục độ tương ưng của chúng ta đều được viên mãn.

 

Công đức thắp nến cúng dường:

Trong "Phật Vị Thủ Già Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh" đã tuyên giảng về 10 công đức cúng đèn:

 

1.  Nhìn khắp thế gian nơi nào cũng tỏa sáng như đèn

2.  Đôi mắt không bị hư hoại

3.  Được thiên nhãn

4.  Có trí tuệ phân biệt thiện ác

5.  Diệt trừ hôn ám

6.  Thông minh trí tuệ

7.  Không ở chỗ tối tăm

8.  Đầy đủ phước báo

9.  Khi mạng chung được sanh lên cõi trời

10. Mau chóng chứng quả Niết bàn.

 

truyendang 11.png

Trưởng lão Hòa thượng Tịnh Huệ tiếp đón

 các Phật tử cư sĩ tập đoàn Húc Nhật - HK

truyendang 12.png

Tặng quà cho Giám đốc Tập đoàn Húc Nhật HK

truyendang 13.png

Tặng quà cho các Phật tử Tập đoàn Húc Nhật HK

truyendang 14.png

Bà lão ngồi kiền thành trì kinh trong điện Phật…

truyendang 15.png

... Bé con quì cung kính cầu nguyện ngoài hiên chùa

truyendang 16.png

Đứa bé ngủ say trong lòng mẹ bởi tiếng tụng kinh thay lời ru

truyendang 17.png

truyendang 19.png

truyendang 20.png

truyendang 21.png

truyendang 22.png

truyendang 24.png

truyendang  24.png

truyendang 25.png

Câu chữ Hán được tổ hợp bằng nến: "

Phụng hiến nhân sinh chúng sanh chi tâm"

truyendang 27.png

truyendang 28.png

truyendang 29.png

Pháp sư Chấn Nguyên - người thầm lặng

 trong công tác Pháp hội: Thị sát an toàn, tưới hoa, quét dọn... 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày