Trường Đại học Nalanda phiên bản Trung Quốc

GN - Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã giới thiệu Đại học Nalanda của chính mình, được biết đến là Học viện Phật giáo Nam Hải, đặt tại tỉnh Hải Nam. Kế hoạch cho trường đại học Nalanda “phiên bản Trung Quốc” được giữ bí mật cho đến khi Bộ Giáo dục thông báo chiêu sinh các lớp đầu tiên của Học viện.

chuna_nalanda7.jpg


Toàn cảnh Đại học Nalanda phiên bản Trung Quốc

Việc ra mắt Trường Đại học Nalanda lần này cho thấy rõ nét chiến lược mới của Trung Quốc trong việc sử dụng hình ảnh Phật giáo như công cụ ngoại giao “mềm” trên trường quốc tế.

Ngoài ra, Đại học Nalanda “phiên bản Trung Quốc”, được đánh giá như cú sốc lớn đối với Đại học Nalanda ở Bihar (Ấn Độ), nơi ban đầu dự kiến sẽ là sự hồi sinh của trung tâm nghiên cứu và giảng dạy Phật giáo kiểu mẫu mang tính toàn cầu. Theo kế hoạch, việc khôi phục Đại học Nalanda Ấn Độ đã được vạch ra gần một thập kỷ trước, song hiện vẫn chưa thật sự đi vào hoạt động, do vấp phải nhiều tranh cãi kể từ khi Trung Quốc tham gia vào nhóm toàn cầu, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng tái thiết Đại học Nalanda ở thành phố cổ Ấn Độ năm 2006. Qua đó, việc Trung Quốc bí mật xây dựng Học viện như một cách để “phản hồi” trước sự trì trệ khôi phục của Đại học Nalanda Ấn Độ.

Khuôn viên của Học viện được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Yao Renxi, trải dài trên 250ha, bao gồm: các giảng đường, thư viện, cơ sở thể thao, trung tâm trao đổi quốc tế, bệnh viện, các dịch vụ tiện ích, các cấu trúc tu viện và nhiều chùa khác nhau. Học viện nằm trên dãy núi Nanshan, gần thành phố Tam Á (Trung Quốc) với biểu tượng nổi bật là bức tượng Quán Thế Âm cao 108m. Học viện được bao bọc bởi vùng biển xung quanh, được mệnh danh là “Brahma Pure Land”, lấy khái niệm từ Phật giáo Đại thừa và văn bản cổ của Ấn Độ “Vashistha”.

Nơi đây chính thức được ủy quyền tổ chức chương trình đại học bốn năm bởi các cơ quan chính phủ, bao gồm Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước, UBND tỉnh Hải Nam và Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hải Nam, với các lớp liên quan đến Phật giáo và Khoa học đời sống, Công tác xã hội và Quản lý từ thiện, Thiền và Trà, Nghệ thuật Phật học, Thiết kế và Bảo tồn kiến trúc Phật giáo. Ngoài ra, học sinh có thể theo học các khóa học bằng ba ngôn ngữ: Trung Quốc, Pali và Tây Tạng. Việc Trung Quốc không đưa tiếng Phạn - ngôn ngữ thường được dạy trong các chương trình nghiên cứu Phật giáo - thay thế nó bằng tiếng Trung, đang gây nên nhiều tranh cãi.

Về nền tảng giảng dạy, các học giả, giáo sư danh tiếng của cộng đồng Phật giáo đã được mời tham gia vào đội ngũ giáo viên. Đáng chú ý là Hòa thượng Yin Shun, trụ trì chùa Zhong Hua ở Lumbini, Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Hải Nam, và Phó Chủ tịch của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, người đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường.

Các nguồn tin lưu ý rằng Trung Quốc có ý kết nối Lumbini - nơi Đản sinh của Đức Phật ở Nepal, đồng thời là nơi Trung Quốc đang quảng bá như một địa điểm hành hương - để đối đầu với địa điểm hành hương chính của Ấn Độ tại Bodh Gaya - nơi Đức Phật đạt được giác ngộ.

Học viện dự kiến tiếp tục xây dựng cho đến tháng 12-2018, song, các phòng giảng, ký túc xá và tòa nhà chính sẽ hoàn thành vào tháng 7, cho phép lớp học đầu tiên khai giảng vào tháng 9. Đăng ký chiêu sinh được mở cho đến ngày 31-7.

Giao Hảo dịch
(Nguồn: tổng hợp từ Internet)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.

Thông tin hàng ngày