Truyện tranh về Đức Phật

Truyện tranh về Đức Phật
Bằng lời lẽ dễ hiểu, truyện tranh "Sự tích đức Phật Thích Ca" giới thiệu cuộc đời và giáo lý cao thượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người đã vì một đại nguyện lớn lao, lòng từ vô lượng mà khước từ hạnh phúc, quyền uy, từ bỏ cuộc sống nhung lụa để cầu đạo giải thoát.

Đến nay, câu chuyện về cuộc đời của đức Phật và các giáo lý tốt đẹp mà Ngài truyền dạy vẫn luôn được nâng niu, trân trọng qua mỗi thế hệ.

Nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt là các độc giả nhỏ tuổi hiểu hơn về cuộc đời cũng như đức độ của vị tổ sáng lập ra Phật giáo, Đức bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Công ty Văn hóa Đông A phát hành cuốn sách Truyện tranh về đức Phật.

Khác với các sách về Phật giáo khác, cuốn truyện song ngữ Việt - Anh được trình bày đẹp, sinh động và trực quan. Thượng tọa Thích Thanh Giác khi biên soạn phần lời cho cuốn sách kể một cách ngắn gọn, dễ hiểu về cuộc đời cũng như quá trình đắc đạo của đức Phật với bao gian khó và kiên trì tu luyện.

Vốn là con của một tiểu vương ở Ca-tì-la-vệ (thuộc Nepan ngày nay), nhưng thái tử Tất Đạt La quyết định từ bỏ thế tục và dành cả cuộc đời mình để giúp chúng sinh không bị lệ thuộc vào sự sướng khổ phù du của thế gian và đem lại những điều tốt đẹp cho con người. Trải qua 6 năm hành xác khắc nghiệt nhất, thậm chí đã gần đến bờ vực của cái chết mà chẳng đạt được trí huệ như mong muốn, thái tử Tất Đạt La đã từ bỏ kiểu tu hành xác. 

Sau 49 ngày ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, Ngài đắc đạo thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sau đó, Đức Thế Tôn đã chu du khắp Ấn Độ thời xa xưa ấy để truyền bá về cái đẹp của lòng nhân ái, và sự cần thiết của cuộc sống bình dị và bình đẳng lòng nhân ái. Tư tưởng lớn của Ngài đã vượt qua khỏi Ấn Độ và lan mãi toàn cầu, hiện trở thành 1 trong 4 tôn giáo lớn trên thế giới. Tiếc rằng, Ấn Độ là cội nguồn của đạo Phật, nhưng trải qua một chặng đường dài lịch sử với bao thăng trầm, Phật giáo lại không phát triển ở nơi này.     

Một trong những giáo lý quan trọng của đạo Phật là thuyết Luân hồi và Luật nhân quả, Nghiệp báo. Theo đó, những người làm việc thiện, nếu kiếp này chưa được hưởng phúc thì kiếp sau, tùy theo nhân thiện đã tạo sẽ được hưởng phúc. Những người làm điều ác, điều xấu tùy theo mức độ sẽ chịu những nghiệp xấu. Để tránh xa vào tội lỗi phải hứng chịu báo xấu, Phật khuyên mỗi cá nhân làm 10 việc thiện...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày