TT.Thích Lệ Trang chia sẻ về nghi lễ Phật giáo

GNO - Sáng 1-11, ngày thứ hai của khóa sinh hoạt hành chánh Giáo hội và bồi dưỡng trụ trì năm 2018 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức, diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự, TT.Thích Lệ Trang, Phó BTS kiêm Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP đã có buổi thuyết trình và chia sẻ với 1.370 học viên là Tăng Ni tham dự.

BTN_0012a.JPG
TT.Thích Lệ Trang thuyết trình

TT.Thích Lệ Trang nhấn mạnh về ý nghĩa và vai trò của nghi lễ, đặc biệt đối với tôn giáo trong đó có Phật giáo, mặc dù đạo Phật “không chỉ dừng ở khái niệm tôn giáo”.

Hành chánh hay nhiều lĩnh vực khác của đời sống cũng cần có nghi lễ, dù phải giản lược, nhưng cần đủ nội dung, và bảo đảm sự trang nghiêm, thiêng liêng cần thiết.

Nghi lễ Phật giáo Việt Nam, nhìn lại một cách tổng quát, được tiếp nhận từ Phật giáo Ấn Độ; sau đó là phương Bắc, cùng sự tiếp cận với Chăm-pa, Chân-lạp, trên cơ sở văn hóa bản địa, đã dung hợp nên truyền thống được duy trì qua nhiều đời.

Với sự chỉ đạo của Hòa thượng Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS Phật giáo TP, Ban Nghi lễ đã biên soạn một số nghi thức đại chúng, tập hợp trong bộ Nghi thức tụng niệm hàng ngày, Việt hóa một số văn bản kinh văn, sám nguyện, nhằm hướng đến sự thực hành thống nhất cơ bản ở các cơ sở tự viện trên địa bàn TP.

BTN_0022.JPG

Chư Tăng học viên

Trong tình hình chung hiện nay, Giáo hội chưa có một hội đồng gồm các bậc am tường lĩnh vực này nhằm thẩm định, theo đó đi tới các quy định chung, để căn cứ trên đó, các vị trụ trì, Tăng Ni thực hành và hướng dẫn tín đồ trong các sinh hoạt tín ngưỡng, đem tới sự an lạc, phương tiện nhưng không xa rời tôn chỉ của đạo Phật.

Thượng tọa cũng nêu thực trạng về nghi lễ hiện nay, có hiện tượng tùy tiện, lạm dụng đưa đến “tạp kỹ” đáng quan ngại. “Vậy liệu có bảo đảm được việc tải đạo” của nghi lễ?, TT.Thích Lệ Trang trăn trở.

Dịp này, Ban Nghi lễ TP cũng đã cung ứng tập tài liệu do Ban Nghi lễ biên soạn về nghi thức Dược Sư kỳ an hội, lễ Phật đản và lễ Vu lan đến chư Tăng Ni học viên.

Được biết, đó là nỗ lực của Ban Nghi lễ trong việc thực hiện chỉ dạy của Hòa thượng Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS Phật giáo TP về việc chấn chỉnh nghi lễ Phật giáo tại TP nhằm sàng lọc những pha tạp, kế thừa và giữ gìn truyền thống một cách đúng nghĩa.

BTN_0020.JPG

Chư Ni tại TP tham dự khóa học

TT.Thích Lệ Trang cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hành pháp sự, cách thức tổ chức các khóa lễ tại thiền môn cũng như hướng dẫn Phật tử, tín đồ liên quan tới nhu cầu nghi lễ tại những tự viện mà Thượng tọa trách nhiệm chăm coi, luôn có sự kết hợp giữa thực hành pháp sự và thuyết giảng để nâng cao hiểu biết của tín đồ.

“Vai trò vị trụ trì là rất quan trọng trong việc chuyển hóa nếp sinh hoạt tín ngưỡng, lễ nghi của Phật tử”, vị trụ trì nên tạo duyên cho Phật tử được tiếp cận với các kinh điển phù hợp, đồng thời kết hợp với sự chia sẻ về nghĩa lý, để từ đó Phật tử được hiểu biết, theo đó họ hướng dẫn lại cho con cháu ở trong gia đình, Thượng tọa nói.

Với Giáo hội, để việc chấn chỉnh, thay đổi, chuyển hóa có kết quả và được phát huy, ngoài chuyên môn của những người được giao trách nhiệm, cần có sự phối hợp, chẳng hạn giữa nghi lễ, văn hóa và hoằng pháp…, khi dự lễ cầu nguyện, được giải thích về nghĩa lý, khi Phật tử, tín đồ có nhận thức sâu sắc thì việc thực hành nghi lễ sẽ được trang nghiêm, đem tới năng lượng an lạc cho cá nhân và cho cả sự kiện.

Sau khi chia sẻ 60 phút, nhiều ý kiến trao đổi đã được chư Tăng Ni học viên đặt ra thảo luận cùng TT.Thích Lệ Trang tại hội trường trong thời lượng 90 phút của chương trình.

BTN_0010.JPG

Hội trường lớn tại Việt Nam Quốc Tự

BTN_0043.JPG

Đây là khóa sinh hoạt có số lượng Tăng Ni tham dự đông đảo

BTN_0048.JPG

Ban Thư ký điều phối chương trình

BTN_0014.JPG

Chư Tăng Ni các hệ phái, truyền thống tham dự

BTN_0033.JPG

Chương trình sinh hoạt diễn ra liên tục 4 ngày

BTN_0049.JPG

Sau mỗi thời thuyết trình, có phần thảo luận

BTN_0055.JPG

Câu hỏi được đặt tại hội trường, hoặc viết ra giấy chuyển lên bàn thư ký

BTN_0051.JPG

Nhiều vấn đề thiết thực đã được hỏi, góp ý

BTN_0059.JPG

Việc thảo luận đem tới không khí sinh động và thiết thực cho khóa sinh hoạt

BTN_0027.JPG

Chương trình mỗi ngày 2 buổi, sáng từ 7g30 đến 10g; chiều từ 13h30 đến 16g

***

Chiều cùng ngày, TS.Đỗ Văn Học, Trưởng bộ môn Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Đại học KHXH&NV TP.HCM thuyết trình về các quy định hiện hành trong kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chánh công.

Sau nội dung thuyết trình chính, nhiều câu hỏi liên quan đã được các học viên Tăng Ni đặt ra và được người thuyết trình giải đáp tại hội trường.

BTN_0065.JPG

Tiến sĩ Đỗ Văn Học thuyết trình

BTN_0068.JPG

Học viên tham dự đông đảo, luôn đầy hội trường

BTN_0067.JPG

Ban Kiểm soát

BTN_0094.JPG

Nhiều vị đang làm trụ trì cũng ghi danh tham dự

BTN_0086.JPG

Các học viên phải ngồi cả sảnh, theo dõi qua hệ thống máy chiếu truyền hình và âm thanh

BTN_0110.JPG

Thảo luận luôn là nội dung sôi nổi

BTN_0109.JPG

Tại đây, nhiều vấn đề thực tế đã được phản ánh, trao đổi để vận dụng một cách hợp lý

BTN_0087.JPG

Nhiều ý kiến được học viên chia sẻ khóa sinh hoạt như thế này là cần thiết và ý nghĩa

Ngày mai, 2-11, HT.Thích Minh Thông, Phó BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TP sẽ thuyết trình về Giới luật Phật giáo trong buổi sáng. Buổi chiều sẽ là nội dung liên quan tới Nội quy Ban Tăng sự T.Ư khóa VIII do TT.Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự T.Ư trình bày.

Giác Ngộ online sẽ cập nhật chương trình chiều nay tới quý độc giả quan tâm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày