GNO - Nhiều nội dung về mùa Tự tứ, Vu lan - Báo hiếu và tin tức thời sự trên Giác Ngộ số 912, ra ngày 1-9 sẽ phục vụ bạn đọc qua tâm.
Trên Xã luận số này, tác giả Diệu Nghiêm có bài Đừng coi thường những sơ suất, nêu trường hợp do sơ suất, một số chùa sử dụng hình ảnh làm biểu tượng mà chưa hiểu biết sơ đẳng về hình ảnh ấy. “Tùy vào mục đích sử dụng, khi chọn một hình ảnh nào làm biểu tượng cho việc trang trí, phông sân khấu, người tổ chức chắc chắn phải có hiểu biết sơ đẳng về hình ảnh đó. Nhưng không biết do đâu, một số chùa, kể cả một số sự kiện lớn do Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh tổ chức lại chọn hình ảnh được cho là Đức mẹ Maria và Chúa hài đồng (của một tác giả đang ở hải ngoại) để minh họa cho chủ đề trong các lễ nghi về Phật giáo”, tác giả viết.
Bìa Giác Ngộ số 912 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường
Tự Tứ - Sinh hoạt đặc thù của cộng đồng Tăng sĩ (Pháp Đăng) trên Sự kiện - Vấn đề số này giới thiệu một hoạt động đặc thù của chư Tăng Ni sau ba tháng an cư kiết hạ kết thúc, đó là lễ Tự tứ thiêng liêng. Theo đó, “Ý nghĩa của Tự tứ cũng tương tự như việc thuyết giới, biểu hiện cho sự thanh tịnh và hòa hợp chúng. Nhưng Tự tứ còn có một ý nghĩa đặc biệt hơn, đó là sau ba tháng an cư kiết hạ kết thúc, đây là sự độc đáo, duy nhất chỉ có ở Phật giáo”. Bài viết cho biết, pháp Tự tứ - là một cách thức giúp Tăng chúng hòa hợp… Kính mời quý bạn đọc theo dõi!
Giác Ngộ số 912 giới thiệu hai bài viết trên chuyên trang Phật học: Ý nghĩa xuất gia của Đức Phật (HT.Thích Trí Quảng), Ngày Tự Tứ (Thích Nguyên Hùng).
Dư âm từ một khóa tu đặc biệt (H.Diệu) trên Văn hóa số này. Bài viết ghi nhận những điều đọng lại và cảm nhận của các hành giả sau khóa tu cấm túc 10 ngày tại Việt Nam Quốc Tự.
Trên Sáng tác có bài viết: Con nói bạn về đi của PT.Hoa Nghiêm, Mẹ và mùa thu (Nguyễn Đình Thu) và nhiều bài thơ hay về mùa Vu lan - Báo hiếu.
Tổ Tư vấn số này trả lời bạn đọc câu hỏi về lễ Quy y với “Quy y là thời khắc thiêng liêng”.
HỎI:
1. Vài năm trước chúng tôi có đăng ký xin quy y Tam bảo ở một ngôi chùa Ni. Hôm ấy, đúng giờ làm lễ trời mưa rất to đến nỗi Ni trưởng (vì già yếu) không lên chánh điện được. Sau đó, chúng tôi được Ni trưởng gọi vào phòng thành tâm lễ Phật rồi truyền dạy về pháp quy y Phật, Pháp, Tăng và năm giới, sau đó trao giấy chứng nhận quy y. Tuy nhiên vì không được làm lễ quy y ở chánh điện nên chúng tôi đã không quỳ trước Tam bảo để phát nguyện trọn đời quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Tôi muốn hỏi việc quy y như vậy có đúng không? Có thể quy y lại một lần nữa với một vị thầy khác cùng một pháp danh khác không?
2. Lúc còn rất nhỏ tôi đã được mẹ gửi tên lên chùa quy y Tam bảo nhưng tôi ít khi tham gia các hoạt động của Phật tử, chỉ đi chùa lễ Phật vào những ngày lễ. Nay tôi lên thành phố làm việc, có tham gia sinh hoạt Phật pháp với một ngôi chùa, vậy tôi có cần quy y Tam bảo lại không?
(Ngọc Hân, sandyle.90@gmail.com;
Kim Loan, loanntk2511@gmail.com)
Suy nghiệm lời Phật: Hãy cúng dường cha mẹ (Quảng Tánh); Mùa Vu lan nghĩ về tứ trọng ân (Phước Lộc Thanh Sơn) trên Sống đạo; Dư âm Từ một khóa tu đặc biệt (H.Diệu) trên Văn hóa; Chia sẻ mùa Vu lan (Thích Nữ Tịnh Tâm), Một câu nói - một nguồn lực (Suối Thông), Mẹ đi xuất gia (Trần Trọng Hiếu) trên Phật giáo và Tuổi trẻ; Suy nghiệm giáo pháp từ bộ phim “bom tấn” Wonder Women (Giao Hảo) trên Phật giáo nước ngoài; Hành trình thiện nguyện của “Đại đức thương dân” (Mai Thắng) trên Xã hội; Nguyện làm con hiếu thảo (Lê Đàn) trên Bạn đọc - Tòa soạn…
Kính mời bạn đọc theo dõi!
Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528. |