Tuổi về chiều bên Bến Bình Đông

Người cao tuổi nào lại không muốn “sống vui, sống khỏe, sống có ích” bên con cháu. Tuy nhiên, với một số cụ, ước mơ đó không bao giờ trở thành hiện thực.

Có cụ thời trẻ chữ duyên không đến nên về già cô quạnh. Có cụ không con, khi chồng chết, sức tàn, chẳng biết nương tựa vào ai. Có cụ chồng con đều có nhưng tất cả đã ra đi trước, người ở lại quạnh hiu tuổi xế chiều... Chưa kịp chuẩn bị tâm thế gì khi sức tàn lực kiệt thì tuổi già đã gõ cửa. Để sống nốt quãng đời còn lại cho trọn kiếp nhân sinh, họ tìm đến chùa Lâm Quang (301/117H/70 Bến Bình Đông, quận 8).

Từ năm 1995 đến nay, số cụ được nuôi dưỡng tại đây ngày càng tăng, từ ba cụ ban đầu lên 50, rồi 200. Đã có hơn 100 cụ qua đời tại đây. Hiện tại, ngày ngày, sư cô Thích nữ Huệ Tuyến cùng các tăng ni Phật tử vẫn nuôi dưỡng, chăm sóc cho gần 100 cụ.

Từ 6 giờ sáng, các sư cô đã nấu nước ấm để tắm gội cho các cụ, sau đó làm vệ sinh phòng và giặt giũ quần áo. Tắm xong, các cụ được cho ăn, uống thuốc. Cụ Trần Thị Mỹ Dung bị bệnh tiểu đường nhiều năm gây loét da nên phải nằm đèn y tế để diệt trùng. Vết loét nhờ đó giảm đi nhiều. Chùa đã cử một ni cô đi học khóa điều dưỡng để chăm sóc các cụ. Hội Chữ thập đỏ quận 8, các đoàn bác sĩ từ thiện từ Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện 115 cũng thường xuyên đến phát thuốc, thăm khám cho các cụ. Ngày bão số 9 tới, cụ Hoàng Thị Sê bồn chồn mở radio cả ngày theo dõi thông tin về cơn bão ở quê nhà Quảng Trị. Nơi đó, cụ có một tuổi thơ đẹp với ba mẹ và ba người em. Các em ăn học rồi lập gia đình, cụ ở vậy làm ruộng nuôi cha mẹ đến lúc họ ra đi. Khi 70 tuổi, ngẫm mình không tự chăm sóc được bản thân và khó nhờ vả được ai, cụ xin vào chùa. Đến nay, cụ đã trải qua bốn cái Tết bên bạn bè đồng cảnh ngộ.
Ngày bão số 9 tới, cụ Hoàng Thị Sê bồn chồn mở radio cả ngày theo dõi thông tin về cơn bão ở quê nhà Quảng Trị. Nơi đó, cụ có một tuổi thơ đẹp với ba mẹ và ba người em. Các em ăn học rồi lập gia đình, cụ ở vậy làm ruộng nuôi cha mẹ đến lúc họ ra đi. Khi 70 tuổi, ngẫm mình không tự chăm sóc được bản thân và khó nhờ vả được ai, cụ xin vào chùa. Đến nay, cụ đã trải qua bốn cái Tết bên bạn bè đồng cảnh ngộ.

Ngày bão số 9 tới, cụ Hoàng Thị Sê bồn chồn mở radio cả ngày theo dõi thông tin về cơn bão ở quê nhà Quảng Trị. Nơi đó, cụ có một tuổi thơ đẹp với ba mẹ và ba người em. Các em ăn học rồi lập gia đình, cụ ở vậy làm ruộng nuôi cha mẹ đến lúc họ ra đi. Khi 70 tuổi, ngẫm mình không tự chăm sóc được bản thân và khó nhờ vả được ai, cụ xin vào chùa. Đến nay, cụ đã trải qua bốn cái Tết bên bạn bè đồng cảnh ngộ.

Không gian mỗi người gói gọn trong một chiếc giường nằm. Với các cụ, vì nằm một chỗ nên khoảng thời gian một ngày dài lê thê. Mỗi khi nhớ về thời trẻ, cụ Huỳnh Thị Bớt lại tâm sự với người bạn đồng cảnh ở giường bên cạnh, rồi những giọt nước mắt lại lăn dài.

Không gian mỗi người gói gọn trong một chiếc giường nằm. Với các cụ, vì nằm một chỗ nên khoảng thời gian một ngày dài lê thê. Mỗi khi nhớ về thời trẻ, cụ Huỳnh Thị Bớt lại tâm sự với người bạn đồng cảnh ở giường bên cạnh, rồi những giọt nước mắt lại lăn dài.

Nhiều Phật tử biết được việc làm tốt đẹp của chùa đã tình nguyện chung tay chăm sóc các cụ.
Nhiều Phật tử biết được việc làm tốt đẹp của chùa đã tình nguyện chung tay chăm sóc các cụ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Trí Huệ trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Xuân An đến Đại đức Thích Quảng Thắng

Lâm Đồng: Chùa Xuân An có tân trụ trì

GNO - Sáng 4-7, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Xuân An (xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng) cho Đại đức Thích Quảng Thắng.

Thông tin hàng ngày