Tưởng niệm 30 năm ngày Hòa thượng Thích Thiện Huệ (viện chủ chùa Giác Ngộ) viên tịch

Di ảnh Hòa thượng Thích Thiện Huệ
Di ảnh Hòa thượng Thích Thiện Huệ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 27-8 (1-8-Nhâm Dần), chùa Giác Ngộ (quận 10, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 30 năm ngày Hòa thượng Thích Thiện Huệ (1927-1992) viên tịch.
Chư tôn đức giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

Chư tôn đức giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

Chư tôn đức Hòa thượng Thích Như Tín, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh, cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Trị sự, các ban ngành Trung ương Giáo hội, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TPHCM; Ban Trị sự GHPGVN TPHCM, quận 10 và các quận, huyện trong TPHCM; chư tôn đức trụ trì các tự viện tại TP.HCM đã quang lâm niêm hương tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Thích Thiện Huệ.

Chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, quận 10 tưởng niệm
Chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, quận 10 tưởng niệm

Hòa thượng Thích Thiện Huệ sinh năm Đinh Mão (1927), tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 7 tuổi, Hòa thượng được gia đình cho xuất gia tại chùa Giồng Thành (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang).

Năm 1938, ngài được thọ giới Sa-di tại chùa Hưng Long. Năm 1954, được sự cho phép của Hòa thượng Nhứt Niệm, viện chủ chùa Giác Ngộ (Núi Sam, Châu Đốc), ngài thọ đại giới tại Đại giới đàn chùa Phổ Quang (Phú Nhuận, TP.HCM) do Đại lão Hòa thượng Thích Hải Tràng làm Hòa thượng đàn đầu, được ban pháp húy là Hồng Đức, tự Hạnh Đức, hiệu Thiện Huệ.

Hòa thượng Thích Nhật Hỷ, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM cung tuyên tiểu sử

Hòa thượng Thích Nhật Hỷ, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM cung tuyên tiểu sử

Từ 1947 đến 1959, ngài học ở Viện cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm. Trong những năm 1959 - 1965, ngài phụ bổn sư làm giám tự chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn. Năm 1967, Hòa thượng bổn sư về tịnh tu tại chùa Giác Ngộ (Núi Sam, Châu Đốc), giao cho Hòa thượng làm trụ trì chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn và được Hòa thượng Thiện Hòa công cử làm thành viên Ban Quản trị tổ đình Ấn Quang.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ dâng lời tác bạch tưởng niệm đến Hòa thượng ân sư
Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ dâng lời tác bạch tưởng niệm đến Hòa thượng ân sư

Năm 1977, Hòa thượng Thích Thiện Huệ tham gia điều hành giảng dạy môn Luật học tại Phật học viện Thiện Hòa. Từ đây, Hòa thượng chuyên thọ trì pháp môn Tịnh độ và chuyên nhứt niệm danh hiệu Đức Quan Thế Âm Bồ-tát, mở đạo tràng hướng dẫn Phật tử tu học.

Hòa thượng cũng thành lập đạo tràng Niệm Phật, đạo tràng Bát Quan trai, tạo duyên lành để bá tánh quy ngưỡng Tam bảo, tu tập chánh pháp, hướng thiện cuộc sống góp phần xây dựng con người và xã hội tốt đạo đẹp đời.

Thượng tọa Thích Nhật Thiện, Phó trụ trì chùa Giác Ngộ dâng lời cảm tạ

Thượng tọa Thích Nhật Thiện, Phó trụ trì chùa Giác Ngộ dâng lời cảm tạ

Hòa thượng Thích Thiện Huệ đã được cung thỉnh vào hàng thập sư nhiều Đại giới đàn do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức.

Hòa thượng tinh chuyên thọ trì kinh chú. Ngài an nhiên thâu thần viên tịch vào lúc 9 giờ, ngày 1-8-Nhâm Thân (1992), thọ 66 tuổi, với 37 Hạ lạp.

Chùa Giác Ngộ tưởng niệm lần thứ 30 ngày Hòa thượng Thích Thiện Huệ viên tịch

Chùa Giác Ngộ tưởng niệm lần thứ 30 ngày Hòa thượng Thích Thiện Huệ viên tịch

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày