Tưởng niệm HT.Thích Minh Trực tại chùa Phật Bửu

GNO - Sáng nay, 25-6 (5-5-Canh Tý) tại chùa Phật Bửu (Q.3,TP.HCM), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 44 của HT.Thích Minh Trực - khai sơn Thiền tịnh đạo tràng, tổ đình Phật Bửu.

2pb.JPG


HT.Thích Đức Nghiệp dâng hương tưởng niệm

Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Như Tín, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó BTS GHPGVN TP.HCM, cùng chư tôn đức HĐTS, các ban viện T.Ư, chư tôn đức tỉnh thành lân cận, chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, các quận huyện và Phật giáo Q.3 đã trang nghiêm trước Tổ đường dâng hương tưởng niệm HT.Thích Minh Trực.

Trong lời tác bạch cúng dường trai tăng, HT.Thích Tịnh Hạnh, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN TP.HCM, thay mặt môn đồ pháp quyến tổ đình Phật Bửu đã cung tuyên tiểu sử HT.Thích Minh Trực và thỉnh cầu chư tôn đức Tăng niệm Phật ba lần chứng minh.

Theo tiểu sử, Hòa thượng Minh Trực húy Chơn Như, thế danh Võ Văn Thạnh, tự Trương Văn Học, sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phước Vân, tổng Lộc Thành Thượng, tỉnh Chợ Lớn (cũ); nay là xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Ngài quy y tại chùa Mỹ Phước, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An và xuất gia năm 1924 tại chùa Tam Tông (Sài Gòn) rồi cùng các cụ Minh Chánh, Minh Giáo, Minh Truyền, Minh Đàm, Minh Thiện - sáng lập Tam Tông Miếu, Minh Lý Thánh Hội tại Q.3. Trong thời gian sinh hoạt tại đây, ngài lập thiền thất chuyên tham cứu Phật học.

Là người uyên thâm Nho học, Tây học, luôn tha thiết với sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, năm 1948 (5-1 Mậu Tý), ngài khai sơn tổ đình Phật Bửu - Thiền Tịnh đạo tràng tuyên dương Thiền - Tịnh song tu.

Về Thiền, ngài căn cứ vào yếu chỉ kinh tạng Đốn ngộ, Duy Ma Cật, Viên Giác, Pháp Bửu Đàn…, Tịnh độ y cứu vào kinh Di Đà đại bổn, Thiền môn nhựt tụng.

Từ năm 1948 đến năm 1970, ngài phiên dịch ra Việt ngữ các bộ kinh: Nhựt tụng, Pháp Bửu Đàn, Duy Ma Cật, Đại Viên Giác, Đốn Ngộ Nhập Đạo và sáng tác Lễ Bổn, Tham Thiền Bửu Sám, Thiền - Tịnh Chơn Ngôn, Xuân Di Lặc… cùng nhiều thi kệ.

1pb.JPG


Tượng HT.Thích Minh Trực tại tổ đường chùa Phật Bửu

Năm 1963, ngài làm cố vấn Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo miền Nam, đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chế độ thống trị Mỹ - Diệm.

Năm 1964, GHPGVNTN được thành lập, ngài là thành viên của Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống.

Quá trình hành đạo, ngài chuyên tâm phiên dịch kinh tạng, hoằng pháp độ sanh, nuôi Tăng Ni tu học, tạo tự... không mệt mỏi.

Thuận thế vô thường, Hòa thượng thị tịch vào lúc 20 giờ ngày mùng 5-5-Bính Thìn (2-6-1976) sau thời kinh Di Đà, để lại sự kính tiếc cho hàng đệ tử, với 82 tuổi đời, 53 niên lạp.

5pb.JPG
HT.Thích Thiện Nhơn cùng chư tôn đức dâng hương

10pb.JPG
HT.Thích Tịnh Hạnh tác bạch cúng dường trai tăng

11pb.JPG
Lễ trai tăng nhân lễ tưởng niệm HT.Thích Minh Trực

Như Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày