Tưởng niệm nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sáng nay, 27-12, chư Tăng, Phật tử chùa Giác Ngộ (Q.10, TP.HCM) tổ chức lễ tưởng niệm, cầu siêu nhạc sĩ Lam Phương.

Buổi lễ với sự chứng minh, tham dự của TT.Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ cùng 49 vị Đại đức, đại diện tang quyến, Trung tâm Thúy Nga, Bến Thành Audio - video, Phật tử, thiện nam, tín nữ gần xa...

132913927_3933102846713650_2596232936349188889_o.jpg
Di ảnh cố nhạc sĩ Lam Phương

Mở đầu là khóa kinh cầu siêu gồm kinh Thực tập vô ngã và sám Tống táng của chư Tăng đoàn cùng các Phật tử. Sau đó, TT.Thích Nhật Từ tiến hành nghi thức phát tang cho gia quyến của cố nhạc sĩ.


Thay mặt tang quyến, cháu ruột cố nhạc sĩ Lam Phương, ông Lâm Minh Sĩ Vũ gửi lời cảm tạ đến chư Tăng, Phật tử chùa Giác Ngộ, nghệ sĩ đã có mặt cầu siêu và tưởng niệm nhạc sĩ.

Ban Đạo ca chùa Giác Ngộ cũng gửi đến các ca khúc như: Thân này là giả tạm, Cát bụi phù du, Cực lạc Tây phương, do TT.Thích Nhật Từ chắp bút, được thực hiện trong các buổi tiễn biệt người đi.

132651541_3933098946714040_7559367335332488715_o.jpg
TT.Thích Nhật Từ phát tang đến đại diện gia quyến

Dịp này, nhạc sĩ Giác An đã chia sẻ đôi lời cảm nhận về cố nhạc sĩ Lam Phương trên phương diện là người nhạc sĩ.

Nhằm tưởng nhớ về cuộc đời của nhạc sĩ tài ba cũng như những thăng trầm mà ông đã trải qua, các danh ca như: Giao Linh, Thái Châu, nghệ sĩ Ngân Huệ, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc, Quách Tuấn Du, Phương Mỹ Chi đã gửi đến các nhạc khúc như Xin thời gian ngừng lại, Một mình, Đường về quê hương, Đèn khuya... như là lời tiễn biệt cuối cùng dành cho con người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20-3-1937 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Nhạc sĩ đã từ trần lúc 18g 7 phút, ngày 22-12-2020 (giờ Hoa Kỳ) tại TP.Fountain Valley, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 83 tuổi.

Vừa qua, nhạc sĩ đã làm Lễ quy y Tam bảo online tại chùa Giác Ngộ. Theo đó, ông  được Tăng đoàn truyền trao ba ngôi tâm linh và năm điều đạo đức với pháp danh là Ngộ Trí Nhân.

132265324_3933098743380727_3688298825831138965_o.jpg

Lễ cầu siêu, tưởng niệm nhạc sỹ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương là cháu cố của danh tướng Lâm Quang Ky, vốn là phó tướng của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Sau năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương định cư ở Hoa Kỳ. Sự nghiệp âm nhạc rạng danh là thế nhưng đời tư của người nghệ sĩ ấy lại gặp phải không ít trắc trở. Cho đến giây phút cuối đời, ước mơ được trở về quê cha đất tổ cũng không thể thực hiện được.

Sau thế hệ của các nhạc sĩ thời tiền chiến như Phạm Duy và Lê Thương, có thể nói Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tài danh của làng nhạc tại Sài Gòn từ đầu thập niên 60.

Trong hơn 200 ca khúc đặc sắc với nhiều thể loại, có hơn 120 bài hit của Lam Phương đã đạt đỉnh cao, lan tỏa sâu rộng đối với nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam, trong nước từ 1950-1975, ở hải ngoại từ 1975-2020 và từ 2011 đến nay tiếp tục được yêu thích tại Việt Nam.

132260910_3933100216713913_8880646271742601637_o.jpg

Tại lễ tưởng niệm nhạc sĩ Lam Phương

Ở hải ngoại sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương từ năm 1996 được lan tỏa với biệt  hiệu “ông hoàng sáng tác nhạc Việt”. Một số nhạc phẩm của nhạc sỹ Lam Phương đã thành danh như: Thành phố buồn, Biển tình, Bài Tango cho em, Thao thức vì em, Trăng thanh bình, Hương thanh bình, Khúc ca ngày mùa, Chuyến đò vỹ tuyến, Đoàn người lữ thứ, Nhạc rừng khuya, Nắng đẹp miền Nam, Chiều hành quân, Đèn khuya, Kiếp nghèo, Chiều thu ấy, Tình buồn, tình khổ, tình vui…

Tháng 8-2020, nhạc sĩ Lam Phương tâm sự với khán thính giả Việt Nam: “Tôi luôn giữ niềm hy vọng cho đời sống của mình. Dù bệnh nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương.”

131987683_3933099960047272_2414259546747319822_o.jpg

Lễ tưởng niệm tại chùa Giác Ngộ

Được biết, theo di nguyện lúc sinh thời, hài cốt của nhạc sĩ Lam Phương sẽ được gia đình đưa từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam trong thời gian tới.


Bảo Tiên

Ảnh: Ngộ Trí Thuận - Ngộ Trí Thông

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày