Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh

Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN tại chùa Ratanaransĩ - Láng Cát, TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN tại chùa Ratanaransĩ - Láng Cát, TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 6 cố Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN vào sáng 19-9, tại chùa Ratanaransĩ - Láng Cát, tỉnh Kiên Giang.
Chư tôn đức và đại diện chính quyền dâng hương tưởng niệm

Chư tôn đức và đại diện chính quyền dâng hương tưởng niệm

Hòa thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh; cùng chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh tham dự.

Về phía chính quyền có ông Phạm Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang; ông Đỗ Trần Thịnh, Tỉnh Ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh, thành phố và địa phương sở tại tham dự.

Thành kính tri ân những đóng góp của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng

Thành kính tri ân những đóng góp của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng

Hòa thượng Ñanadhammo, thế danh là Danh Nhưỡng, sinh năm 1929, tại X.Minh Lương, H.Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời kính tin Tam bảo.

Năm 16 tuổi, ngài phát tâm xuất gia thọ giới Sa-di tại chùa Khlang Ong tỉnh Kiên Giang. Năm 1960-1962, ngài học kinh luận giới tại chùa Cù Là Mới và nhiều nơi khác. Năm 1962 đến năm 1975, Hòa thượng tham gia phong trào cách mạng ở TX.Rạch Giá giữ vai trò lãnh đạo hàng vạn Sư sãi và Phật tử đấu tranh chống bắt lính, đòi các quyền tự do tôn giáo với chính quyền thời bấy giờ.

Nhất tâm cầu nguyện

Nhất tâm cầu nguyện

Trưởng lão Hòa thượng nguyên Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQVN, nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Đại biểu Quốc hội các khóa XI và XII, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang từ nhiệm kỳ I tới nhiệm kỳ VIII, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh kiên Giang, trụ trì chùa Rantanaransi (Láng Cát, tỉnh Kiên Giang).

Hòa thượng là một vị cao Tăng gương mẫu tu hành tinh tấn, ngài đã cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho đạo pháp, dân tộc. Ngài đã được GHPGVN, Nhà nước, MTTQVN tặng nhiều Huân, Huy chương cao quý.

Đặc biệt, Trưởng lão Hòa thượng đã được Chính phủ nước Cộng hòa Myanmar và Hội đồng Tăng-già Myanmar phong tặng tước hiệu Agga Maha Saddhamma Jotika Dhaja - “Tối thượng chiếu quang chính pháp sư”.

Môn đồ đệ tử cảm tạ

Môn đồ đệ tử cảm tạ

Suốt quá trình dấn thân hành đạo, với đức tính khiêm cung, với tấm lòng từ bi, trí tuệ, vô ngã vị tha, Hòa thượng đã vận dụng phương tiện tùy duyên bất biến, tiếp độ nhiều chúng sanh và đào tạo nhiều thế hệ môn đồ đệ tử nối tiếp mạng mạch Như Lai.

Dịp này, Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN cùng các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như TP.Rạch Giá và địa phương tại đã dâng hoa, quà tưởng niệm đến cố Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày