Nhận định thêm về Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, bậc cao Tăng Khmer trong ngôi nhà GHPGVN

Khai mạc hội thảo khoa học về Hòa thượng Danh Nhưỡng tại chùa Candaransi
Khai mạc hội thảo khoa học về Hòa thượng Danh Nhưỡng tại chùa Candaransi
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 26-8, tại chùa Candaransi (quận 3, TP.HCM) đã diễn ra Hội thảo khoa học về Cuộc đời - Đạo nghiệp - Những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trao lẵng hoa chúc mừng của Giáo hội đến Ban Tổ chức

Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trao lẵng hoa chúc mừng của Giáo hội đến Ban Tổ chức

Hội thảo do Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, GHPGVN phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của gần 250 các học giả, nhà nghiên cứu trong cả nước về tham dự.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM phát biểu khai mạc

TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM phát biểu khai mạc

Đại diện Ban Tổ chức phát biểu khai mạc, TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng (7-6-1929 - 26-8-2018) là một vị giáo phẩm cấp cao của GHPGVN. Ngài uyên thâm Phật học và thế học, đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đạo pháp và dân tộc, phụng sự nhân dân và tổ quốc. Nhân dịp 5 năm ngày Hòa thượng viên tịch, hội thảo khoa học được diễn ra nhằm tri ân và ghi nhận những công đức to lớn của Hòa thượng trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hòa hợp Phật giáo, góp phần xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, phụng sự đất nước.

Khách mời tham dự

Khách mời tham dự

Mục tiêu của hội thảo cũng đã được TS Phạm Tấn Hạ cho biết nhằm nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Danh Nhưỡng, những cống hiến nổi bật nhất của ngài đối với Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của GHPGVN nói chung. Hội thảo đánh giá tầm ảnh hưởng và vai trò của Hòa thượng trong hành trình phụng sự dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc.

Hội thảo cũng là dịp chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử các nhà quản lý, các chuyên gia Phật giáo, các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ chuyên môn nghiên cứu về Phật giáo Nam tông Khmer, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer, đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer tại TP.HCM, mà chùa Candaransi là một trong những điểm văn hóa, tôn giáo quan trọng của Phật giáo Nam tông Khmer cũng như văn hóa Khmer tại khu vực phía Nam.

Ông Ngô Sách Thực phát biểu

Ông Ngô Sách Thực phát biểu

Phát biểu chào mừng của Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhận định Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng với hạnh nguyện vì đạo pháp dân tộc, dấn thân giáo dưỡng, dìu dắt đồng bào Phật tử giữ vững đạo tâm, cống hiến cả cuộc đời phục vụ đất nước, đạo pháp và dân tộc.

“Hơn 40 năm trong lòng Giáo hội, hòa chung với dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer, Hòa thượng Danh Nhưỡng cùng các sư sãi, Phật tử Khmer đóng góp xây dựng GHPGVN, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, góp phần làm phong phú văn hóa Việt Nam, thực hiện tốt đường hướng hành đạo đúng đắn “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, ông Ngô Sách Thực khẳng định.

Chư Tăng Nam tông Khmer tham dự

Chư Tăng Nam tông Khmer tham dự

Ông Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN phát biểu tại phiên khai mạc, theo ông, hội thảo khoa học về Hòa thượng Danh Nhưỡng tổ chức trong giai đoạn này có ý nghĩa sâu sắc giúp mọi người hiểu thêm về cuộc đời đạo nghiệp của Trưởng lão Hòa thượng với đạo pháp và dân tộc.

“Hòa thượng Danh Nhưỡng là một con người đức độ, giàu lòng yêu nước, luôn góp phần đấu tranh cho những người nghèo khổ, cho những người bị áp bức. Có thể nói Hòa thượng là người không chỉ gắn bó vun đắp xây dựng Giáo hội, mà còn là một trong những người đem hết tình cảm tấm lòng của mình cùng với Giáo hội xây dựng ngôi nhà chung của GHPGVN chúng ta, để cùng thống nhất hệ phái, thành một Giáo hội chung của dân tộc Việt Nam” ông Huỳnh Đảm nhận định.

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu

Trong phát biểu của người đứng đầu một trong các cơ quan đồng tổ chức, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhìn lại và suy ngẫm về cuộc đời, đạo nghiệp, những đóng góp của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng cho đạo pháp và dân tộc.

“Tôi chỉ muốn bày tỏ lòng kính phục, sự biết ơn sâu sắc đến Hòa thượng nguyên Phó Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, vị giảng sư Phật học, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII. Ngài còn là một chiến sĩ tham gia công cuộc giải phóng, chống độc tài, đàn áp nhân dân tại miền Nam trước năm 1975. Sự nghiệp của Hòa thượng Danh Nhưỡng để lại cho Hệ phái Khmer Nam tông, cho GHPGVN và cho đất nước Việt Nam là rất đáng trân trọng”, Hòa thượng Thích Giác Toàn góp thêm góc nhìn về cuộc đời và đạo nghiệp của cố Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng.

Về phía Phật giáo, cũng theo Hòa thượng Thích Giác Toàn, công lao lớn của ngài rất có ý nghĩa, không chỉ đối với đất nước mà cả với Phật giáo quốc tế. Năm 2011, Chính phủ nước Cộng hòa Myanmar và Hội đồng Tăng-già Myanmar đã trao tặng ngài tước hiệu vô cùng cao quý Agga Maha Saddhamma Jotika Dhaja (Tối thượng Chiếu quang Đại Pháp sư). Tước hiệu này của ngài cũng là niềm tự hào của GHPGVN và của Hệ phái Nam tông Khmer.

Nhà nghiên cứu, học giả

Nhà nghiên cứu, học giả

Hòa thượng Thích Giác Toàn đề nghị, sau cuộc hội thảo, GHPGVN, Nhà nước, Hệ phái Nam tông Khmer và Phật tử cần thực hiện một số điều sau: “Sưu tầm thêm những tài liệu liên quan đến Hòa thượng…; Giáo hội cùng Hệ phái Nam tông Khmer và sự giúp đỡ của Nhà nước thực hiện việc phát triển bảo trì các di tích liên hệ đến Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng; Tổ chức thêm nhiều hội nghị, hội thảo về Trưởng lão Hòa thượng, rút ra bài học về tấm gương sáng, công đức của ngài”.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ban đạo từ chỉ đạo

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ban đạo từ chỉ đạo

Đạo từ chỉ đạo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN nhận định Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng là “Tấm gương sáng hạnh nguyện phục vụ đất nước, đạo pháp và dân tộc". Ngài là người con của xã Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, xuất gia thọ giới Sa-di năm16 tuổi tại chùa Khlang Ông với Đại lão Hoà thượng Tăng Sanh. Xuyên suốt cuộc đời - đạo nghiệp của mình, Hòa thượng đã tiếp bước các vị danh Tăng tiền bối, thể hiện rất rõ hạnh nguyện phục vụ đất nước, đạo pháp và dân tộc.

Chư tôn đức tham dự phiên khai mạc

Chư tôn đức tham dự phiên khai mạc

Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Hòa thượng đã tích cực tham gia ủng hộ cách mạng, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng đã kiên định phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa”. Với cương vị là Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp và giáo dục của Giáo hội. Hòa thượng hết lòng quan tâm chăm lo đến đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ, giáo dưỡng và dìu dắt đồng bào Phật tử bền vững đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

“Việc tổ chức hội thảo là việc làm có ý nghĩa, nhằm làm rõ hơn và vinh danh những cống hiến to lớn của cố Trưởng lão Hòa thượng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển GHPGVN và đất nước, đây là nguồn tư liệu khoa học quý báu để giáo dục thế hệ Tăng Ni, Phật tử về tấm gương sáng hạnh nguyện phục vụ đất nước, đạo pháp và dân tộc, Trung ương Giáo hội ghi nhận và đánh giá cao việc làm này”, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu.

Hòa thượng Danh Lung báo cáo đề dẫn

Hòa thượng Danh Lung báo cáo đề dẫn

Báo cáo đề dẫn, Hòa thượng Danh Lung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer cho biết Phật giáo Việt Nam với tư tưởng nhập thế “hộ quốc an dân” luôn đồng hành cùng vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Trong cuộc đồng hành đó, Phật giáo Nam tông Khmer đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của Giáo hội. Nhắc đến những đóng góp đó, không thể không ghi nhận những đóng góp to lớn của của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng.

“Với tư cách là một nhân vật lịch sử, tôn giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung, khi nghiên cứu về những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc của Hòa thượng Danh Nhưỡng, chúng ta cần phải nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử, văn hóa chung của Phật giáo Nam tông Khmer cũng như văn hóa Khmer Nam bộ, để có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của những đóng góp đó”, đề dẫn của Hòa thượng Danh Lung gợi mở.

Tiểu ban 1 với chủ đề “Hòa thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời, đạo nghiệp và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc”

Tiểu ban 1 với chủ đề “Hòa thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời, đạo nghiệp và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc”

Hòa thượng Danh Lung cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 36 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, học giả về nhiều khía cạnh học thuật, xoay quanh 2 chủ đề chính: "Hòa thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời - Đạo nghiệp - Những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc" và "Chùa Candaransi trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam bộ và vai trò kết nối Phật giáo quốc tế".

Theo đó, sau lễ khai mạc, hội thảo chia thành hai tiểu ban. Tiểu ban 1 với chủ đề “Hòa thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời, đạo nghiệp và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc”. Với các tham luận được trình bày: Những đóng góp của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc; Tấm gương sáng của Trưởng lão Danh Nhưỡng cuộc đời và đạo pháp trong trái tim dân tộc; Hòa thượng Danh Nhưỡng cuộc đời đạo nghiệp những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc; Hòa thượng Phó pháp chủ Danh Nhưỡng: từ hùng lực đấu tranh giải phóng dân tộc đến thực lòng xây dựng Giáo hội và Đạo pháp; Vai trò ngài Trưởng lão Hòa thượng Ñānadhammo (Danh Nhưỡng) trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tiểu ban 2 với chủ đề “Chùa Candaransi trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam bộ và vai trò kết nối Phật giáo quốc tế”

Tiểu ban 2 với chủ đề “Chùa Candaransi trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam bộ và vai trò kết nối Phật giáo quốc tế”

Tiểu ban 2 với chủ đề “Chùa Candaransi trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam bộ và vai trò kết nối Phật giáo quốc tế”. Với các vấn đề: Chùa Candaransi trong việc gắn kết tình đoàn kết dân; Nâng đỡ “trí tuệ thế gian” - một hình thức thực hành hạnh bố thí của Phật giáo Nam tông Khmer (nghiên cứu trường hợp chùa Chantarangsay); Chùa Chantarangsay - khởi nguồn cho sự du nhập Phật giáo Nam tông Khmer ở TP.HCM; Chùa Candaransi - hạt nhân trong đời sống văn hóa của người Khmer ở TP.HCM; Ngôi chùa và vai trò Phật giáo Nam tông trong đời sống tinh thần người Khmer Tây Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày