Vài dòng về đạo nhạc

Vài dòng về đạo nhạc
Theo Đẹp Online “Đạo nhạc” - một trong những vấn đề nóng nhất, được bàn đến nhiều nhất trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

(GNO xin trích đăng bài này nhằm để đọc giả tham khảo. Trong những năm gần đây trong các tác phẩm nhạc Phật giáo thỉnh thoảng cũng xuất hiện những bản nhạc "ăn cắp"  sửa lời rồi phổ biến mà những người làm công tác văn hóa nghệ thuật Phật giáo chưa có dịp phê phán...)

Đạo nhạc” - một trong những vấn đề nóng nhất, được bàn đến nhiều nhất trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật

Trong số những vấn đề đang được bàn tới và “nóng” thuộc lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật, “đạo nhạc” là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều và lâu dài nhất trên báo chí và truyền thông trong nước.

Từ điển báck khoa mở Wikipedia có nêu quan điểm về sự vi phạm bản quyền một tác phẩm:

1. Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.

2. Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.

3. Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).

Lưu ý: Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.

Vài dòng ngắn gọn trên đã vừa nêu rõ ràng và dễ hiểu về việc "ăn cắp bản quyền", vừa cho thấy tính chất khó phân định và khó rõ ràng trong việc phân tách đâu là ranh giới giữa "đạo bản quyền" và "tổng hợp, tiếp thu ý tưởng".

Quay lại buổi bình minh của nhạc trẻ Việt Nam, thời mà việc lấy nguyên giai điệu của một hoặc những bài hát nước ngoài (chủ yếu từ các nước châu Á) rồi đặt lời Việt và tệ hơn nữa là đặt luôn tên của một tác giả Việt Nam, đã từng được mặc nhiên công nhận. Chỉ cho tới khi chính những người trong giới nhạc sĩ lên tiếng và lôi báo chí vào cuộc, thì công chúng mới choàng tỉnh và ý thức được rằng, âm nhạc có thể ăn cắp và bị đánh cắp.

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Việt Nam được thành lập không lâu sau đó nhằm bảo vệ bản quyền tác giả và giúp điều phối lợi nhuận thu lại được từ tác quyền, phải mất khá nhiều năm để trung tâm có thể vận hành và vào cuộc được những vụ việc vi phạm quyền tác giả cũng như sự đánh cắp, sử dụng tác phẩm âm nhạc không được phép, cho tới việc vận động sự công nhận và hành động từ cả phía nhà quản lý và điều hành các cơ quan, tổ chức văn hóa và âm nhạc, lẫn quá trình thay đổi nhận thức của công chúng về vấn đề bản quyền và tác quyền của một tác phẩm âm nhạc.

Nhưng điều đó không hề dễ dàng, một trong những bằng chứng là cho tới hiện nay, trên trang chính của website Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn còn ghi dòng chữ "Quyền tác giả không còn là điều mới mẻ tại Việt Nam nhưng do ảnh hưởng của thói quen trong thời gian quá dài không quan tâm đến chuyện bản quyền nên việc thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức chung của cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế."

Đã có nhiều, thậm chí rất nhiều sự việc và lùm xùm về "đạo nhạc" giữa các nhạc sĩ, ca sĩ trong nước với nhau và với phía nước ngoài, trong đó phần lớn trường hợp sự thật là rõ ràng và khá... "nổi tiếng", nhưng ở bình diện rộng hơn, thì "đạo nhạc" đang tiếp diễn và lan rộng ở mức độ... hiển nhiên là như thế. Sự việc “Công chúa bong bóng”, B.T. liên tục sao chép nhạc nước ngoài nhưng ký tên mình, sau đó lại thanh minh là sẽ mua bản quyền bài hát gốc! Cho đến việc giới mạng vừa xác minh ca khúc "EM" của một nhạc sĩ Nhật Bản bị một vị trong nước bê nguyên xi giai điệu và đặt lại tên thành "Đánh mất" và được nhóm 2B mang ra công diễn khắp nơi! Và còn nhiều nhiều nữa..

Rõ ràng, đó là những sự sao chép, sai trái, và đúng là "đạo nhạc". Nhưng trong nhiều trường hợp khác, sự phân định đâu là sao chép, đâu là tiếp thu và tổng hợp ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau, và đâu là sự sử dụng một phần hoặc lấy cảm hứng từ chung một nguồn và gốc... không dễ dàng. Việc tiếp thu hoặc hình thành ý tưởng và cảm xúc, lấy từ những nguồn cụ thể và không cụ thể khác nhau, thì không thể và không gọi là "đạo nhạc" được. Chẳng hạn như khi nhạc sĩ lấy cảm hứng từ những làn điệu dân ca êm nhẹ hoặc từ một đĩa nhạc dịu dàng nào đó để tạo ra tác phẩm trữ tình của mình, hay khi nhiều nhạc sĩ sáng tác về cùng một đề tài, sử dụng chung một chất liệu âm nhạc, như phần đệm piano trên nền nhạc điện tử chẳng hạn, nhưng nội dung tác phẩm và giai điệu chính khác nhau, thì không thể nói rằng họ "đạo nhạc" hoặc "đạo ý tưởng" của nhau được.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày