Vất vả đưa tượng Thánh Gióng ngự trên đỉnh núi Chồng

Đây là một trong những công trình trọng điểm của Nhà nước kỷ niệm Thủ đô tròn 1000 năm tuổi. Đặc biệt lễ rước càng ý nghĩa hơn khi được tổ chức đúng vào kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là trước hai ngày sinh của Đức Phật và Đức Thánh Gióng.

Bức tượng Thánh Gióng khổng lồ có trọng lượng 85 tấn đồng nguyên chất, với tổng kinh phí là 50 tỷ đồng, trong đó riêng phần đúc tượng chiếm 25 tỷ đồng. Bức tượng do nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân là tác giả có hình dáng mô phỏng hình tượng của người anh hùng Thánh Gióng ngồi trên lưng tuấn mã, tay trái giơ cao hướng lên bầu trời xanh thể hiện được tinh thần quật cường và phong thái uy nghi lẫm liệt của người con ưu tú đất Việt.

Bức tượng được chia thành 5 phần và đặt trên 5 chiếc xe tải lớn chuyên chở từ chân núi lên đến đỉnh núi Chồng. Do địa hình núi dốc khá hiểm trở nên trong quá trình vận chuyển, những người tham gia vào lễ rước đã gặp không ít khó khăn. Chiếc xe tải cuối cùng chở phần chân đế của bức tượng đã phải “ngậm ngùi” nằm lại dưới chân núi do trọng lượng quá lớn.

Thượng toạ Thích Thanh Quyết - Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng cho biết : “Vào tháng 8 dương lịch tới lễ hô thần nhập tượng sẽ được tổ chức, chính thức hoàn thành toàn bộ quá trình đúc tượng Thánh Gióng ”

Mô tả ảnh.

Vải đỏ được phủ lên tượng để chuẩn bị làm lễ rước tượng lên đỉnh núi Chồng.

Mô tả ảnh.

Thượng toạ Thích Thanh Quyết và bà Ngô Thị Thanh Hằng – phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng các vị đại biểu thắp hương trước lễ rước tượng

Mô tả ảnh.

Thượng toạ Thích Thanh Quyết thay mặt ban tổ chức đánh hồi trống tượng trưng cầu cho Quốc thái dân an và bắt đầu tiến hành lễ rước

Mô tả ảnh.

Đoàn xe tải chở 5 phần thân bức tượng bắt đầu tiến về vị trí đặt tượng trên đỉnh núi Chồng

Mô tả ảnh.
Bức tượng Thánh Gióng có trọng lượng 85 tấn đồng nguyên chất, chiều cao tới đỉnh là 11,07 mét, với độ vươn ra là 16 mét với chi phí cho riêng phần đúc tượng lên đến 25 tỷ đồng
Mô tả ảnh.

Do địa hình núi dốc nên đoàn xe chở các phần của bức tượng gặp khá nhiều khó khăn, cuối cùng chỉ có chiếc xe chở các phần thân chính là lên đến đỉnh núi an toàn, phần chân đế vẫn nằm lại dưới chân núi

Mô tả ảnh.

Ban tổ chức cắt băng khánh thành sau khi lễ rước bức tượng lên đến vị trí an toàn

Mô tả ảnh.

Những tấm vải đỏ phủ tượng được các phật tử chia nhau mang về coi như một chút “lộc” Thánh mang lại nhiều may mắn

Mô tả ảnh.

Đám đông hỗn loạn tranh nhau vải Thánh do ai cũng muốn nhận “lộc” mang về

Mô tả ảnh.
Một số vụ cãi lộn đã xảy ra do việc tranh cướp những mảnh vải đỏ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày